GIẢI TRÍ

Mặc 'bão' scandal, phim 'Đất rừng phương Nam' sẽ tranh giải Bông sen Vàng

Phong Du • 28-10-2023 • Lượt xem: 1268
Mặc 'bão' scandal, phim 'Đất rừng phương Nam' sẽ tranh giải Bông sen Vàng

'Đất rừng phương Nam' sẽ tranh giải Bông sen Vàng tại LHP Việt Nam 2023 với 'Nhà bà Nữ' của Trấn Thành.

LHP Việt Nam lần thứ 23 do Bộ VH-TT-DL phối hợp với tỉnh Lâm Đồng tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 21-25.11 tại Đà Lạt với chủ đề Xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn. 

Đây được xem là sự kiện điện ảnh quy mô lớn, được tổ chức 2 năm một lần, nhằm tổng kết, tôn vinh các tác phẩm điện ảnh mới và những nghệ sĩ có thành quả nghệ thuật nổi bật trong thời gian từ sau kỳ LHP lần trước cho đến LHP lần này. 

Theo đó, 16 phim điện ảnh dự thi Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 gồm: 578: Phát đạn của kẻ điên, 9, Cô gái từ quá khứ, Con Nhót mót chồng, Đào, phở và piano, Em và Trịnh, Fanti, Hoa nhài, Hồng Hà nữ sĩ, Kẻ ẩn danh, Mẹ ơi, Bướm đây, Mười: Lời nguyền trở lại, Người vợ cuối cùng, Nhà bà Nữ, Tro tàn rực rỡ. Đáng chú ý, phim Đất rừng phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đang công chiếu tại rạp và tạo nhiều tranh cãi dữ dội trong dư luận về những chi tiết lịch sử, phục trang... cũng tham gia dự thi LHP Việt Nam lần này.

Từ 16 phim này, Ban giám khảo sẽ chọn ra những đề cử chính thức cho các hạng mục tranh giải dành cho phim và giải dành cho cá nhân. như Bông sen vàng, Bông sen bạc, Kỹ xảo điện ảnh xuất sắc và Đạo diễn xuất sắc, Tác giả kịch bản xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Nam/ Nữ diễn viên chính xuất sắc, Nam/ Nữ diễn viên phụ xuất sắc, Họa sĩ thiết kế xuất sắc, Âm nhạc xuất sắc, Âm thanh xuất sắc...

Ngoài phim truyện điện ảnh, BTC LHP Việt Nam 2023 còn nhận được 82 phim tài liệu, 23 phim khoa học và 43 phim hoạt hình tham gia tranh giải. Lễ khai mạc, Lễ bế mạc, trao giải thưởng của LHP Việt Nam 2023  sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài THVN và Đài PT-TH tỉnh Lâm Đồng.


Sau hai tuần ra mắt, tính đến cuối giờ chiều 28/10, Đất rừng phương Nam thu được 116 tỉ đồng. Phim hiện giảm suất chiếu còn tổng 2.600 suất trong ngày ở tất cả các rạp trên toàn quốc (trước đó có trên 6.000 suất chiếu trong 1 ngày).

Phim Đất rừng phương Nam lấy cảm hứng từ tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi và phim 'Đất phương Nam' của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn. Câu chuyện xoay quanh An (Hạo Khang) - cậu bé lưu lạc ở miền Tây trên đường tìm cha, ở bối cảnh đầu thế kỷ 20. Trên hành trình đó, An được nhiều người dân giàu nghĩa khí giúp đỡ, học cách chấp nhận mất mát để trưởng thành. Phim đan xen câu chuyện tìm người thân của bé An cùng phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp của người Nam bộ.

Ngay từ đầu công bố dự án, phim đã có nhiều ý kiến trái chiều. Khi Trấn Thành được công bố vào vai Bác Ba Phi, tranh cãi đã nổ ra không ngớt. Gần đây, những tạo hình của các diễn viên được hé lộ, những ý kiến khen chê quanh phim càng tăng.

Ngay từ đầu công bố dự án, phim đã có nhiều ý kiến trái chiều. Khi Trấn Thành được công bố vào vai Bác Ba Phi, tranh cãi đã nổ ra không ngớt. Gần đây, những tạo hình của các diễn viên được hé lộ, những ý kiến khen chê quanh phim càng tăng.


Diễn viên Trấn Thành đóng vai Bác Ba Phi. Trấn Thành giữ vai trò đồng sản xuất bộ phim.

Biên kịch Kim Ngọc cho biết: Phim điện ảnh như Đất rừng phương Nam gây tranh cãi là điều không lạ do mỗi người có cảm nhận khác nhau, góc nhìn theo quan điểm riêng khác nhau dẫn đến khen và chê cũng khác. Ngay từ khi những hình ảnh áp-phích đầu tiên của phim được công bố, biên kịch Kim Ngọc nhìn thấy hàng nút áo các nhân vật là đã có dự cảm tác phẩm sẽ gây bàn tán ở vấn đề này. Đây không phải phim tài liệu lịch sử, chỉ lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học và hư cấu để tạo câu chuyện hấp dẫn.

Tuy nhiên, với những khán giả đã quá yêu thích phiên bản truyền hình năm 1997, những người không thích Trấn Thành thì sự so sánh hai phiên bản, sự soi mói từ cái nút áo cho đến những vấn đề lớn hơn dẫn đến lùm xùm không phải chuyện lạ.

"Tôi nghĩ, nếu ê-kíp phim tinh tế, khéo léo để giảm bớt những hình ảnh áp-phích, video ca nhạc (MV) nhìn vào là thấy nhiều ý kiến khác nhau, thì đã không đến mức tranh cãi dữ dội hiện nay" - biên kịch Kim Ngọc nói.

 

Trong một bài viết có hơn 2.300 lượt chia sẻ, tiến sĩ văn học Hà Thành Vân cho rằng sự hư cấu trong phim làm "sai lệch lịch sử". Trích dẫn các tài liệu lịch sử, bà Hà Thanh Vân nhận định phong trào yêu nước kháng Pháp của Thiên Địa hội có diễn ra ở miền Nam, song kết thúc vào năm 1916, sau cuộc nổi dậy cứu Phan Xích Long - người được tôn làm thủ lĩnh các hội kín Nam Kỳ. Trong tác phẩm của Đoàn Giỏi, câu chuyện diễn ra vào cuộc kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, năm 1945, không nhắc đến các hội nhóm này. Còn phim của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có bối cảnh vào thập niên 1920-1930, cải biên so với truyện.

Trích dẫn các tài liệu lịch sử, bà Hà Thanh Vân nhận định phong trào yêu nước kháng Pháp của Thiên Địa hội có diễn ra ở miền Nam, song kết thúc vào năm 1916, sau cuộc nổi dậy cứu Phan Xích Long - người được tôn làm thủ lĩnh các hội kín Nam Kỳ. Trong tác phẩm của Đoàn Giỏi, câu chuyện diễn ra vào cuộc kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, năm 1945, không nhắc đến các hội nhóm này. Còn phim của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có bối cảnh vào thập niên 1920-1930, cải biên so với truyện.


Tiến Luật - vai ông Tiều - trong phim Đất rừng phương Nam

Theo tiến sĩ Hà Thanh Vân, dù phim chỉ lấy cảm hứng từ tiểu thuyết, êkíp nên chọn một tên khác để không quá lệ thuộc vào nguyên tác, cũng như bị quy chiếu từ không gian lịch sử của tác phẩm gốc. "Trong một phim như Đất rừng phương Nam, không ai đòi phải giống như nguyên tác, thậm chí có thể là hư cấu. Nhưng nên hư cấu như thế nào cho phù hợp với sự thật lịch sử, tránh đi quá đà", bà Vân nói.