Duyên Dáng Việt Nam

Nghệ thuật khen thưởng hiệu quả đối với trẻ em mọi lứa tuổi

Cẩm Tú • 26-06-2020 • Lượt xem: 1638
Nghệ thuật khen thưởng hiệu quả đối với trẻ em mọi lứa tuổi

Khen ngợi là phương pháp đặc biệt hữu hiệu để phát huy năng lực và sự tự tin của trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách khen ngợi đúng lúc, đúng mực để phát huy hết sức mạnh của sự khen thưởng.

Tin, bài liên quan:

Tiếng la hét có làm con nghe lời?

Bí quyết cai ti vi cho con của một bà mẹ thông thái

Khi đối mặt với sự nghịch ngợm hoặc những hành vi sai trái của trẻ, cha mẹ thường nghĩ đến những biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, có một thứ sức mạnh mềm có thể giúp điều chỉnh hành vi của trẻ mà không cần đến đòn roi, đó là khen thưởng. Đây có thể là một trong những cách tốt nhất để thay đổi hành vi của trẻ. 

Khen thưởng có tác dụng với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, cho dù trẻ mẫu giáo hay ở tuổi thiếu niên, khi những đứa trẻ có hành vi không đúng như đánh người, quên làm việc vặt… hãy thử áp dụng nghệ thuật khen thưởng. Điều này có thể giúp chúng trở nên có trách nhiệm hơn với hành vi của mình.

Những chiếc sticker kì diệu

Từ tuổi mầm non đến khi bước qua tuổi thiếu niên là giai đoạn hình thành và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Trong quá trình đó, việc phạm sai lầm là điều dễ hiểu. Bởi vậy, ba mẹ cần giúp con nhận diện và sửa chữa những sai lầm của mình. Đó là một quá trình dài, đầy khó khăn đối với cả cha mẹ và con. Tuy nhiên, quá trình đó có thể sẽ ngọt ngào hơn nếu cha mẹ biết tận dụng những lời khen để điều chỉnh hành vi của con.  

Đối với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo, những chiếc sticker có thể biến thành những phần khen thưởng tuyệt vời. Để giữ những đứa trẻ không nghịch ngợm và phá phách bạn có thể sử dụng những chiếc sticker làm phần thưởng. 

Hãy chọn những chiếc sticker thật độc đáo, hấp dẫn đúng với sở thích của hoặc hướng dẫn chúng tự thiết kế, trang trí những chiếc sticker để làm phần thưởng cho chúng.

Mỗi khi bé làm được một việc tốt sẽ nhận được 1 chiếc sticker. Cùng bé lập một bản đồ và yêu cầu bé lấp đầy bản đồ đó bằng những chiếc sticker chúng kiếm được. Liên tục dùng lời khen để thúc đẩy bé hoàn thành nhiệm vụ. Lúc này tấm bản đồ như một bảng thành tích với bé. Trẻ mẫu giáo thường rất tự hào về thành tích của mình vì thế chúng sẽ rất hào hứng được công bố tấm bản đồ thành tích của mình với mọi người.

Biểu đồ sticker rất hiệu quả khi áp dụng để điều chỉnh các hành vi của bé như: tự giác đánh răng, tự ăn cơm, tự dọn đồ chơi… Thưởng cho bé một miếng sticker ngay khi bé hoàn thành một việc tốt, lập đi lặp lại sẽ giúp bé hình thành các thói quen tốt mà không cần đến đòn roi hay kỷ luật nghiêm khắc.

Phần thưởng hữu hình

Đối với những đứa trẻ lớn hơn, trẻ có khả năng xử lý những công việc phức tạp hơn, thậm chí làm nhiều việc một lúc. Vì vậy, phần thưởng phải có giá trị và thật hấp dẫn mới có thể trở thành động lực thôi thúc chúng.

John Sharry là một nhà tâm lý trị liệu, tác giả những cuốn sách về nuôi dưỡng và mang lại hạnh phúc cho những đứa trẻ gợi ý một số cách khen thưởng hiệu quả như sau. 

Bạn có thể sử dụng biểu đồ nhãn dán giống như bạn làm với trẻ nhỏ hơn và sau đó cho phép con bạn trao đổi nhãn dán để nhận phần thưởng lớn hơn. Dưới đây là một số ví dụ:

Một đứa trẻ 7 tuổi kiếm sticker để làm giường. Một khi họ kiếm được ba nhãn dán, họ có thể đi đến sân chơi.

Một đứa trẻ 9 tuổi kiếm được sticker để hoàn thành bài tập về nhà trước bữa tối. Sau đó, nhãn dán có thể được trao đổi để có thời gian xem TV. 

Khen thưởng có hệ thống là một chiến lược tích cực duy trì động lực, thúc đẩy bé thực hiện những hành vi đúng đắn. Tuy nhiên, sử dụng hình thức khen thưởng như thế nào, phần thưởng là gì phụ thuộc vào sở thích mong muốn của từng đứa trẻ. Cha mẹ đừng quên thăm dò sở thích của con để chọn phần thưởng thích hợp. 

Đối với trẻ ở tuổi thanh thiếu niên, thời gian online hoặc một được đi ngủ muộn hơn, một chuyến đi chơi với bạn bè… có thể là một sự khen thưởng hiệu quả.

Chọn tối đa ba hành vi để con phải thực hiện tại một thời điểm. Hãy chắc chắn rằng con có khả năng thực hiện những thử thách này. Điều này có thể giúp con cảm thấy thành công, đó là chìa khóa để duy trì động lực cho con.

Tuy nhiên, khi bước vào tuổi vị thành niên nhu cầu, sở thích, hành vi của trẻ phức tạp hơn rất nhiều, những hệ thống phần thưởng cũ không còn hiệu quả với chúng. Vì vậy, để tiếp tục phát huy tính hiệu quả của khen thưởng cha mẹ cần học cách liên kết các đặc quyền với hành vi cụ thể .

Ví dụ: liên kết việc đi xem phim với bạn bè nếu hoàn thành bài tập về nhà đúng giờ cả tuần. Hoặc, chỉ cho phép con mượn xe khi chúng hoàn thành công việc một cách nhất quán. Thời gian xem tivi, chơi điện tử cũng là những phần thưởng hấp dẫn đối với trẻ ở tuổi này. 

Để khen thưởng phát huy được hiệu quả trong điều chỉnh hành vi của trẻ, cần xem xét kỹ nhu cầu, mong muốn của trẻ ở từng giai đoạn cụ thể để có chiến lược phù hợp. Khen thưởng cũng là một nghệ thuật mà người làm cha mẹ nên biết để tận dụng.