Duyên Dáng Việt Nam

Những mẹo dân gian giúp cầm máu, chống bầm bằng rau củ tại nhà

TD • 18-12-2020 • Lượt xem: 2036
Những mẹo dân gian giúp cầm máu, chống bầm bằng rau củ tại nhà

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những sự cố và tai nạn dẫn đến bị thương. Việc cầm máu, chống bầm cho vết thương là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhưng nếu chẳng may bạn chưa kịp trang bị dụng cụ y tế trong nhà thì những loại rau củ dưới đây sẽ có thể giúp bạn xử lý vết thương nhanh chóng.

Tin, bài đọc thêm:
10 thực phẩm quen thuộc chứa độc tố nguy hiểm mà bạn nên biết
Những mẹo dân gian giúp chữa hóc xương cá đơn giản tại nhà

Sử dụng củ cải trắng
Củ cải trắng là một món ăn thường ngày rất dễ tìm thấy trong gian bếp của mọi nhà. Củ cải trắng không chỉ là nguyên liệu cho những món ngon, các loại nước ép mà còn là vị thuốc quý để chữa bệnh. Các thành phần trong củ cải trắng có khả năng kháng khuẩn, chống nấm... thích hợp để xử lý vết thương.

Để dùng củ cải trắng làm tan máu bầm, trước tiên bạn cần làm sạch chúng rồi giã nát để đắp lên vùng da bị bầm. Để nhanh hơn bạn có thể cắt ngang củ cải, rắc một ít muối lên rồi xát để lên vết bầm. Cứ như thế, máu bầm sẽ tan rất nhanh và không còn sưng tấy nữa.

Dùng lá tía tô 
Tía tô từ lâu đã được biết đến là loại rau thơm với nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp tuyệt vời. Trong lá tía tô có các chiết xuất chống oxy hóa, dị ứng và đặc biệt là chống viêm. Vì thế, lá tía tô có khả năng xử lý vết thương.

Để cầm máu vết thương nhẹ bằng tía tô có rất nhiều cách. Thứ nhất, bạn có thể chuẩn bị một nắm lá tía tô non đã rửa sạch, giã nhuyễn cho nát rồi đắp lên vết thương, băng bó lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá tía tô sao giòn đem đi tán thành bột sao cho thật mịn rồi rắc lên vùng da bị thương.

Xử lý bằng hành lá
Cầm máu vết thương nhẹ bằng hành lá bài thuốc dân gian vẫn thường được ông bà ta truyền tai nhau đến tận bây giờ. Với thành phần allicin có trong tinh dầu, hành lá có khả năng kháng khuẩn vô cùng mạnh mẽ. Xử lý vết thương bằng hành lá là cách thức nhanh chóng, tiện lợi nhưng vô cùng hiệu quả.

Bạn có thể dùng cả phần rễ, củ và lá của hành để chữa vết thương. Chỉ cần mang chúng làm sạch rồi nướng lên. Sau đó ta giã nát chúng và đắp lên vết thương. Cách xử lý này thích hợp cho những vết thương nhẹ bị chảy máu và cả những vết bầm.

Sử dụng khoai tây
Nhiều người vẫn hay dùng khoai tây trong trường hợp cấp bách như một cách thức để xử lý vết thương. Sở dĩ khoai tây có công năng đặc biệt trên là bởi vì trong nó có chứa enzyme catalase có vai trò hỗ trợ phục hồi tế bào. Khoai tây được dùng để chữa trị nhiều tổn thương khác nhau như vết bầm, loét, vết bỏng và bong gân.

Để dùng khoai tây xoa dịu vết thương, bạn có thể cắt đôi chúng rồi chà xát lên vùng da bị bầm và sưng. Giữ trong khoảng 4-5 phút và duy trì 2-3 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả giảm đau, giảm viêm bất ngờ. Thế nên việc trữ vài củ khoai tây trong tủ lạnh cũng thật cần thiết đúng không nào.

Dùng rau mùi tây
Rau mùi tây là loại rau ăn lá đã không còn xa lạ gì đối với người dân Việt Nam. Trong mùi tây có chứa nhiều thành phần kháng viêm phải kể đến như vitamin C, flavonoid và luteolin. Nhờ vào khả năng chống vi khuẩn tốt, mùi tây giúp bạn xoa dịu được cơn đau cũng như giúp vết thương được lành nhanh hơn. 

Bạn có thể giã nát một nắm lá rau mùi tây đã được làm sạch để đắp lên vết thương sau đó băng bó lại. Rau mùi tây có thể dùng để chữa cả các vết cắt và vết bầm. Ngoài công dụng xử lý vết thương rau mùi tây còn mang lại nhiều công dụng khác đối với sức khỏe và làm đẹp.