Duyên Dáng Việt Nam

Nỗi khổ của "cánh mày râu" khi bị miệt thị ngoại hình (phần 2)

Đan Tâm • 21-11-2020 • Lượt xem: 1926
Nỗi khổ của "cánh mày râu" khi bị miệt thị ngoại hình (phần 2)

Phái nữ thường xuyên phải đối mặt với những “vấn nạn” tiêu cực như body-shaming (miệt thị ngoại hình) hay cat-call (trêu ghẹo). Họ phải chịu đựng những lời châm biếm, đùa cợt và thậm chí là nhục mạ về vẻ bề ngoài của mình. Tuy nhiên đáng buồn hơn nữa, vấn đề này hiện cũng đang tăng nhanh ở nam giới. Rất ít người biết rằng phái mạnh cũng là “nạn nhân” của sự phân biệt, đánh giá ngoại hình. Vì vậy, các nhà hoạt động xã hội tuyệt vời này đang cố gắng nâng cao sự tự tin hình thể cho nam giới, để họ có thể thoải mái là chính mình dù với ngoại hình và cân nặng như thế nào.

Tin, bài liên quan:

Nỗi khổ của "cánh mày râu" khi bị miệt thị ngoại hình (phần 1)

Miệt thị ngoại hình người khác và hệ quả khó lường

Đối với nam giới, vóc dáng thon dài chắc nịch luôn xuất hiện từ xưa đến nay - từ bức vẽ Người đàn ông Vitruvian của Da Vinci và các bức tượng Hy Lạp cổ đại cho đến hình tượng người đàn ông với vóc dáng hoàn hảo trong chiến quảng cáo của Marlboro và CocaCola Diet. Stickland khẳng định: “Tất cả những vị anh hùng văn hóa dân gian hay hình tượng quảng cáo này đều là những chàng đấu sĩ thời hiện đại”, Stickland nói thêm rằng chỉ đơn giản là các nhãn hàng “thiếu hụt” thông tin về việc liệu những anh chàng tròn trịa có thể giúp họ thay đổi doanh số bán ra sản phẩm hay không. Các thương hiệu luôn lo lắng về những rủi ro thương mại có thể xảy ra khi mời những người mẫu nam ngoại cỡ đóng quảng cáo.

Nếu đàn ông nói về sự tự tin cơ thể thì “bản lĩnh đàn ông” của họ sẽ bị nghi ngờ

Ngành công nghiệp thời trang không thể giúp được gì trong vấn đề này. Tiến sĩ Ben Barry, chủ tịch và phó giáo sư về tính công bằng, đa dạng và hòa nhập tại Trường Đại học Thời trang Ryerson của Toronto cho biết “tất cả những bộ sưu tập tôn vinh sự nữ tính đều được thể hiện trên cơ thể của người mẫu nam thon thả hoặc cơ bắp”. Khi nói đến việc thay đổi cách chúng ta nghĩ về sự nam tính, anh nói rằng thân hình ngoại cỡ có thể là chủ đề bị kỳ thị “nhiều nhất”. Là “biên giới” cuối cùng. “Đàn ông có thể mặc váy, áo ren và đi giày cao gót nhưng họ cần phải thật gầy”.

Thêm vào đó là một thực tế rằng, nam giới thường không thoải mái khi nói về ngoại hình, chiến dịch khơi dậy sự tự tin cơ thể của phụ nữ đã không được những người tiêu dùng nam hưởng ứng. Điều đó không có nghĩa là đàn ông không quan tâm đến việc họ trông như thế nào – bằng chứng là họ đã chi khoảng 55 tỷ đô la trên toàn thế giới cho các sản phẩm chăm sóc vẻ ngoài vào năm 2019.

Nếu đàn ông nói về "sự tự tin cơ thể:, bản lĩnh và tính dục của họ có thể bị nghi ngờ. Nó đánh vào cái tôi và nỗi sợ hãi của đàn ông. Các nhà trị liệu tâm lý đề cập đến cảm giác xấu hổ của nam giới khi được hỏi họ nhìn thấy gì trong gương. Và Omari Eccleston-Brown, một nhà vận động cho các vấn đề rối loạn cơ thể ở London, liên kết sự khó chịu khi thảo luận về cơ thể với chứng sợ đồng tính xã hội “tiềm ẩn”. “Có vẻ như, việc quan tâm đến cơ thể mình là điều hoàn toàn hợp lý khi và chỉ khi bạn là người đồng tính”.

Hai người mẫu từ chiến dịch đồ lót Savage x Fenty mới nhất của Rihanna. Ảnh: Kevin Mazur / Getty Images

Ở Anh, số ca nhập viện hàng năm cho thấy nam giới mắc chứng rối loạn ăn uống đã tăng hơn gấp 4 lần kể từ năm 2007, theo NHS Digital. Trong khi đó, tổ chức từ thiện Beat ước tính rằng, trong số 1,25 triệu người mắc chứng rối loạn ăn uống ở Anh, 1/4 là nam giới. Một nghiên cứu năm 2019 của Tổ chức Sức khỏe Tâm thần Vương quốc Anh cho thấy 28% nam giới cảm thấy lo lắng về hình dáng cơ thể của họ và 11% có ý định tự tử do lo lắng về cơ thể, trong khi một cuộc khảo sát của YouGov năm 2020 cho thấy những người đàn ông trẻ tuổi phải vật lộn với sự tự tin về cơ thể gần bằng phụ nữ. Rối loạn hình thể, hội chứng mà bệnh nhân bị ám ảnh nặng nề về những khiếm khuyết cơ thể trong nhận thức, ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới với số lượng ngang nhau.

Charlotte Parkin, một nhà trị liệu tâm lý tại London’s Priory Group, người điều trị các chứng rối loạn liên quan đến nghiện ngập, thường gặp các khách hàng nam mắc chứng chán ăn, ăn uống vô độ, rối loạn cơ bắp (nỗi ám ảnh về việc tập luyện để phát triển cơ bắp) và chứng orthorexia (chứng ám ảnh quá độ với đồ ăn lành mạnh). Cô ấy cho rằng hội chứng rối loạn ăn uống của nam giới chắc chắn đang gia tăng và nhận thấy một lượng lớn bệnh nhân đang "dần trở nên ám ảnh với ngoại hình", họ tập thể dục trong nhiều giờ liên tục và thưởng thức các bữa ăn giàu protein với lòng nhiệt thành cuồng dại nhằm mục đích giữ vóc dáng chuẩn. “Nó giống như một nhà tù đối với những người này bởi vì họ bị mắc kẹt trong chính thói quen của họ và trở nên sợ hãi vì mất đi hình thể hoàn hảo”, cô nói. “Chúng ta cần nhận định rõ rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng. Nó không chỉ đơn giản là một sở thích quá độ đâu. Đây là một bệnh lý”.

Giáo sư John Morgan là bác sĩ tâm thần và là tác giả của The Invisible Man (2008), một cuốn sách đột phá về chứng rối loạn ăn uống và tập thể dục của nam giới. Anh ấy nói rằng trong khi những người đồng tính nam từ lâu phải vật lộn với “mối lo âu về việc sở hữu cơ thể đẹp” thì giờ đây những người đàn ông khác cũng vậy. Ông nói: “Sự chê bai về ngoại hình nói chung là nguyên nhân khiến chứng rối loạn ăn uống phát triển và ngày càng lan rộng ở thanh thiếu niên,” bên cạnh đó thì các phương tiện truyền thông xã hội cũng là một yếu tố góp phần cho hiện tượng tiêu cực này.

Các chứng rối loạn liên quan đến ăn uống và cơ thể khác thường bắt nguồn từ các vấn đề sâu xa hơn từ thời thơ ấu hoặc các mối quan hệ. Tuy nhiên, một sự thay đổi trong văn hóa – như việc nhìn thấy các mô hình nhân vật có hình dạng khác nhau được trưng bày ở các kệ hàng; sở hữu đồ chơi Action Man tỷ lệ trung bình; lắng nghe các ngôi sao lên tiếng; được khuyến khích để chia sẻ những lo lắng về cơ thể sẽ giúp thay đổi dần dần nhận thức con người. Do đó, những cá nhân gặp rắc rối sẽ ít có xu hướng theo đuổi sự “hoàn hảo” về thể chất như một giải pháp cho các vấn đề của họ hơn. Nó sẽ có tác động lớn nhất đến những cậu bé ở độ tuổi mới lớn. Morgan cho rằng các cậu bé hình thành lý tưởng ​​về một cơ thể đáng mơ ước vào khoảng 11 hoặc 12 tuổi và dạy chúng về các vóc dáng cơ thể đa dạng sẽ là một biện pháp phòng ngừa “tương tự như việc đến thăm trường học và nói về sự nguy hiểm của việc hút thuốc”.

Khi được hỏi rằng việc nhìn thấy những người mẫu ngoại cỡ trong một chiến dịch sẽ ảnh hưởng đến anh ấy như thế nào vào thời điểm hiện tại, Lawrence Smith - một người sống sót sau hội chứng rối loạn biếng ăn, có đôi chút ngập ngừng: “Lối suy nghĩ và hành vi của tôi đã ăn sâu đến mức tôi không biết nó sẽ thay đổi niềm tin của tôi về cơ thể mình đến mức nào. Nhưng đối với những thế hệ sắp tới, đối với ”những cậu bé Lawrences” hiện mới 13 tuổi, điều đó sẽ cực kì tuyệt vời”.