THỂ THAO

Sự phát triển vượt bậc của giải vô địch bóng đá nữ thế giới

Nhi Phan • 08-07-2023 • Lượt xem: 838
Sự phát triển vượt bậc của giải vô địch bóng đá nữ thế giới

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới bắt đầu với vô vàn khó khăn và đã có một chặng đường dài để có thể phát triển như hiện tại. World Cup 2023 đang trở thành sự kiện thể thao dành cho nữ có số lượng người tham dự nhiều nhất trong lịch sử với hơn một triệu vé được bán ra. 

Xem thêm:
Tim Ream muốn tham dự World Cup 2026 ở tuổi 38: 'Tuổi tác không phải là thước đo'
Max Domi kế thừa sự nghiệp của cha ở Maple Leafs: 'Giấc mơ thành hiện thực'

Sự ra đời và bước ngoặt thay đổi

Phải mất 61 năm từ khi FIFA thành lập Giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam đầu tiên thì đến năm 1991 hội đồng bóng đá quốc tế mới thành lập phiên bản dành cho nữ dù bộ môn sân cỏ này đã được các cô gái chơi từ đầu thế kỷ 19. 

Năm 1970, Liên đoàn bóng đá nữ châu Âu (FIEFF) có trụ sở tại Turin đã tổ chức giải vô địch bóng đá nữ thế giới nhưng không phải là giải đấu chính thức. Trong đó, giải đấu có 7 đội tham gia tranh tài tại Ý và Đan Mạch trở thành nhà vô địch đầu tiên. Những năm sau đó, Liên đoàn tiếp tục tổ chức một giải đấu khác dành cho nữ ở Mexico với 6 đội vào chung kết. Đan Mạch tiếp tục lên ngôi vô địch khi đánh bại nước chủ nhà trong trận chung kết. 

Năm 1972 FIEFF chính thức giải thể nhưng các giải bóng đá nữ vẫn được tiếp tục diễn ra với các giải đấu nhỏ hay những trận giao hữu mà Ý là nước đăng cai 4 lần.

Bước ngoặt của bóng đá nữ thay đổi vào năm 1986 khi đại biểu Na Uy Ellen Wille phát biểu trước Đại hội FIFA lần thứ 45 ở Mexico về việc yêu cầu tổ chức giải bóng đá nữ thế giới để thúc đẩy sự phát triển của môn thể thao này. Được biết, bà là người phụ nữ đầu tiên dám đứng lên đòi công bằng cho bóng đá nữ ở Đại hội FIFA. 

Trước vấn đề này, FIFA cũng rất bâng khuâng với việc cho mượn thương hiệu World Cup vì sợ bóng đá nữ sẽ thất bại. Sau đó, vào năm 1988, một giải đấu dành cho nữ ở Trung Quốc quy tụ 12 đội tham gia, trong đó có đội tuyển nữ Mỹ mới thành lập. Quốc gia Scandinavi đã giành chiến thắng ở trận đấu này. Đây không chỉ là niềm vui của Scandinavi mà còn là niềm hạnh phúc của tất cả mọi người khi sự thành công của giải đấu đã thuyết phục được FIFA thành lập một Giải vô địch bóng đá nữ thế giới đầu tiên được tổ chức vào năm 1991, cũng tại Trung Quốc. 


Màn trình diễn khai mạc của giải vô địch bóng đá nữ thế giới đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1991. 

Giải đấu đầu tiên không được nhiều kỳ vọng 

Dù giải đấu năm 1988 có thành công như thế nào thì vẫn còn nhiều nghi ngờ về vấn đề thành công thương mại của bóng đá nữ. Giải bóng đá đầu tiên của nữ vào năm 1991 được FIFA đặt tên là “Giải vô địch bóng đá nữ thế giới M&M’s Cup”. Đây là sự kết hợp thương hiệu giữa nhà sản xuất kẹo và nhà tài trợ duy nhất của giải đấu Mas. 

Mọi nghi ngờ đều bị xóa tan khi giải đấu bóng đá nữ đầu tiên thu hút hơn nửa triệu người hâm mộ đến tham dự để xem 12 đội tuyển quốc gia thi đấu. Đặc biệt, trận chung kết giữa đội tuyển Mỹ và Na Uy được diễn ra với hơn 65 nghìn khán giả tại sân Tianhe Stadium ở Quảng Châu, Trung Quốc. Trước sự thành công vang dội cho lần đầu tiên của bóng đá nữ, chủ tịch lúc bấy giờ của FIFA João Havelange đã viết: “Bóng đá nữ hiện tại đã được củng cố và phát triển.


Khán giả lấp đầy sân vận động trong ngày khai mạc World Cup nữ. 

Chế độ “khập khiễng” giữa cầu thủ nam và nữ

So với các cầu thủ nam thì lợi ích của các cầu thủ nữ nhận được thấp hơn rất nhiều. Thực tế, vào thời điểm đó, các trận đấu của nữ đều ngắn hơn 10 phút so với nam. Tuy nhiên, các trận đấu tiếp theo ở kỳ World Cup 1995 tại Thụy Điển đã được diễn ra đủ 90 phút trước sự bàn luận của nhiều nhà chuyên môn và cầu thủ. 

Sự đối xử phân biệt ấy vẫn còn rất nhiều khi các chi phí cho đội tuyển nữ liên tục bị cắt giảm. Ngày ấy, các cầu thủ nữ phải mặc lại đồng phục thi đấu được may lại của các đồng đội nam. Trong khi các cầu thủ nam được ở khách sạn thì các cô gái phải trả 15 đô la mỗi ngày cho các chuyến thi đấu ở nước ngoài và phải ở chung trong 1 căn phòng ở khách sạn. Hay việc ba đội tuyển Mỹ, Thụy Điển và Na Uy phải đi chung một chuyến bay để đến tham dự kỳ World Cup tại Trung Quốc. Không chỉ vậy, mãi đến năm 2007 thì giải vô địch bóng đá nữ thế giới mới có tiền thưởng cho các cầu thủ tham dự. 


World Cup 2023 có sự tham gia của 32 đội tuyển trên thế giới.

Có nhiều sự thay đổi kể từ đó. Đối với giải đấu vào tháng 7 sắp tới, FIFA đã chi 435 triệu đô la để tổ chức giải đấu, đặc biệt, mùa giải này các đội tuyển sẽ luôn có chỗ ở trên hai thành phố đăng cai là Úc và NewZealand. Cùng với đó, số tiền thưởng dành cho các đội tuyển tham dự đã tăng lên 150 triệu đô la cao hơn 30 triệu so với Thế vận hội 2019. Mặc dù, số tiền thưởng chỉ chiếm một phần ba trong tổng số tiền thưởng cho World Cup nam nhưng điều này cũng chứng minh được bóng đá nữ dần dần được quan tâm nhiều hơn. 

Mỹ đã có 4 chiến thắng ở World Cup 

Sau chức vô địch đầu tiên tại Trung Quốc, đội tuyển nữ Mỹ tiếp tục giành thêm cúp ở ba kỳ World Cup nữa. Tại World Cup 1999, các cô gái xứ cờ hoa đã giành chiến thắng trên sân nhà sau khi đánh bại Trung Quốc ở loạt sút luân lưu (5-4) tại Pasadena’s Rose Bowl. Gần đây nhất, đội tuyển nữ Mỹ đã có chiến thắng liên tiếp ở 2 kỳ World Cup 2015 tại Canada và 2019 tại Pháp. Năm nay, Mỹ bước vào giải đấu với tư cách đương kim vô địch, ứng cử viên được yêu thích nhất và ứng cử viên “nặng ký” cho cú hattrick cup ở World Cup nữ. Đây là điều mà chưa đội tuyển quốc gia nào làm được cho đến hiện tại. 


Đội tuyển nữ Mỹ đang hướng đến chiếc cúp vô địch 3 năm liên tiếp. 

Tuy nhiên, số bàn thắng được ghi nhiều nhất trong lịch sử World Cup không đến từ một vận động viên người Mỹ hay cầu thủ nam mà là tiền đạo nữ đến từ Brazil - Marta Vieira da Silva. Người đã ghi 17 bàn cho 5 kỳ World Cup từ năm 2007 đến 2019. Tiền đạo 37 tuổi sẽ tiếp tục tham dự kỳ World Cup lần thứ 6 của mình vào tháng 7 tới. Marta được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo ra nhiều thành tích và giúp đội tuyển nữ Brazil giành chức vô địch World Cup đầu tiên. 

Ai là cầu thủ trẻ nhất và già nhất xuất hiện tại World Cup nữ?

Ifeanyi Chiejine của Nigeria ra mắt trong trận đấu với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại World Cup năm 1999 khi chỉ mới 16 tuổi 34 ngày, trở thành cầu thủ trẻ nhất từng tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới. Cô tiếp tục có mặt trong danh sách thi đấu tại World Cup 2003, 2007 và giải nghệ sau khi kết thúc Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Đáng buồn, Chiejine đã qua đời ở tuổi 36 vào năm 2019 vì mắc bệnh nặng.


Formiga là cầu thủ nữ lớn tuổi nhất từng tham dự World Cup. 

Người hiện đang giữ danh hiệu là cầu thủ lớn tuổi nhất tham dự World Cup nữ là Miraildes Maciel Mota của Brazil hay còn được gọi là Formiga. Tại World Cup 2019, cô đã tham gia trận đấu tứ kết giữa Brazil với Pháp ở độ tuổi 41. Cô đã làm nên lịch sử World Cup với tư cách là cầu thủ duy nhất trong cả nam lẫn nữ đã tham gia 7 kỳ FIFA World Cup kể từ năm 1995. Đồng thời, Formiga cũng là cầu thủ bóng đá nữ đầu tiên tham dự 7 mùa Thế vận hội Olympic. Hiện tại, tiền vệ Brazil đã nghỉ thi đấu quốc tế vào năm 2021. 

Nguồn: Time.com