Với ý tưởng ban nhằm phục vụ cho những tình huống khẩn cấp, giờ đây, những chiếc cầu thang thoát hiểm được xây dựng bên ngoài những căn chung cư lại trở thành biểu tượng của thành phố New York hiện đại. Vậy sự thật này được khơi nguồn từ đâu?
Xem thêm:
Con người và những lần đứng trước nguy cơ suýt bị tuyệt chủng trong lịch sử
Là thành phố có mật độ dân số cao nhất quốc gia, thành phố New York tọa lạc tại phía đông bắc Hoa Kỳ với diện tích khoảng 468,9 dặm vuông (1.214,4 km²).
Bên cạnh việc được biết đến với cái tên “thành phố không bao giờ ngủ” và những công trình kiến trúc đồ sộ như tượng Nữ thần Tự do, quảng trường Thời đại, cầu Brooklyn thì thành phố New York còn nổi tiếng với những chiếc cầu thang thoát hiểm được xây dựng bên ngoài những tòa chung cư.
Trước khi trở thành biểu tượng của thành phố, những chiếc thang thoát hiểm bắt nguồn từ những ý tưởng nhằm phục vụ, bảo vệ sự an toàn cho con người khi có tình huống khẩn cấp diễn ra, đặc biệt là hỏa hoạn.
Tuy nhiên ý tưởng này không đơn thuần bắt nguồn từ thành phố New York mà lần đầu tiên xuất hiện phổ biến là ở London (Anh) trong những năm 1700.
Trong giai đoạn những năm 1700, do cuộc Cách mạng Công nghiệp, mật độ dân số ở London bắt đầu có sự gia tăng mạnh mẽ tại các khu vực đô thị hóa. Càng về sau, số lượng công nhân đổ về thành phố ngày một nhiều để kiếm sống và mưu sinh, chính vì vậy và các tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều để có thể đáp ứng đủ nhu cầu về chỗ ở.
Khi người ta bắt đầu xây dựng những tòa nhà cao tầng, việc đảm bảo an toàn cho cư dân dần trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Lúc này, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để bảo vệ con người an toàn khi có những tình huống khẩn cấp diễn ra, đặc biệt là tại những tòa nhà cao tầng, vì vậy, các nhà phát minh người Anh đã cho ra đời nhiều phiên bản của “lối thoát hiểm”.
Tuy nhiên, các chuyên gia lại phát hiện ra rằng, cách thoát khỏi đám cháy nhanh nhất là sử dụng cầu thang bộ hoặc chạy lên sân thượng. Nhưng ở thời điểm này, những chiếc cầu thang bộ lại được làm bằng gỗ, một vật liệu dễ cháy.
Từ đó, mặc dù chưa được sử dụng phổ biến và rộng rãi tại Anh nhưng những chiếc thang được làm từ hợp kim chính thức ra đời.
Hiện tại, người ta biết đến thành phố New York với những chiếc cầu thang thoát hiểm được xây dựng tỉ mỉ, chỉn chu bên ngoài những tòa chung cư nhưng ít ai biết rằng sở dĩ sự phổ biến này lại bắt nguồn từ một nguyên nhân chẳng ai muốn diễn ra vào những 1860.
Trận hỏa hoạn réo lên hồi chuông cảnh báo
Quay ngược thời gian, một trận hỏa hoạn kinh khủng đã xảy ra tại số 142 Phố Elm (ngày nay là Phố Lafayette, phía bắc Phố Howard ở SoHo, New York, Mỹ) vào ngày 02/02/1860.
Mặc dù không phải là một trong những vụ hỏa hoạn kinh hoàng nhất từng diễn ra tại thành phố New York nhưng tại thời điểm này, sự việc nhận được sự chú ý và quan tâm đông đảo đến từ người dân và phía báo chí.
Theo tờ The New York Times, nguyên nhân của vụ hỏa hoạn bắt nguồn từ một tiệm bánh nằm dưới tầng hầm của tòa chung cư.
Lúc bấy giờ, tòa chung cư có 24 hộ gia đình đang sinh sống. Mặc dù được điều động khẩn cấp đến hiện trường nhưng vì thang cứu hộ không thể vươn đến tầng 4, lực lượng lính cứu hỏa gặp nhiều khó khăn trong việc giải cứu những người bị kẹt trong đám cháy, từ đó khiến cho 10 người tử vong, trong đó đều là phụ nữ và trẻ em.
Vụ việc cũng réo lên hồi chuông cảnh báo và nhận được sự phản đối kịch liệt, công chúng cũng đứng lên để yêu cầu chính quyền địa phương có những chính sách xây dựng và cải cách phù hợp.
Đạo luật “lối thoát hiểm”
Hai tháng sau khi sự việc diễn ra, đạo luật về lối thoát hiểm, an toàn phòng cháy chữa cháy lần đầu tiên được thông qua tại thành phố New York.
Nội dung của đạo luật đặt ra các tiêu chuẩn chung về lối thoát hiểm cho từng dãy phòng và một lối thoát hiểm từ phía cửa sổ cho mỗi phòng với vật liệu xây dựng bắt buộc sử dụng là sắt và đá. Những đạo luật này đặt ra đặc biệt nhằm hướng đến các tòa nhà cao hơn 4 tầng và nhiều hơn 8 hộ gia đình sinh sống.
Tuy nhiên, không có một đạo luật “lối thoát hiểm" cụ thể nào áp dụng trên toàn cầu hoặc tại Hoa Kỳ. Thay vào đó, quy định về lối thoát hiểm thường được quy định trong các mã xây dựng, tiêu chuẩn an toàn, và quy định địa phương hoặc quốc gia.
Ở Hoa Kỳ, chẳng hạn, các yêu cầu về lối thoát hiểm được quy định tại mức bang và địa phương, chứ không phải tại mức liên bang. Cơ quan quản lý bộ xây dựng của mỗi bang thường ban hành các mã xây dựng và tiêu chuẩn an toàn, bao gồm các yêu cầu về lối thoát hiểm.
Ở New York, sau một khoảng thời gian, các đạo luật này cũng được bổ sung và điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện hơn. Ở thời điểm hiện tại, các cầu thang thoát hiểm được xây dựng ở New York đều được gán một mã riêng để kiểm soát với tuổi đời hầu hết trên 50 năm, một số thang thậm chí còn đạt được con số hơn 100.