VĂN HÓA

Tác phẩm mới 'Nhớ nhà báo Nguyễn Kiến Phước' vừa ra mắt

Đông Dương • 27-08-2021 • Lượt xem: 2064
Tác phẩm mới 'Nhớ nhà báo Nguyễn Kiến Phước' vừa ra mắt

Nhà báo Nguyễn Kiến Phước, một người viết báo gắn bó sâu sắc với các vùng đất Nam bộ. Gần như suốt đời, ông đi nhiều, chân trời góc biển, lặn lội với cuộc sống người đồng bằng, người Sài Gòn, với miền đông Duyên hải khu 6, với cả Tây Nguyên. Đi, nghĩ và viết. Tác phẩm kỷ niệm 1 năm ngày mất của ông do bạn bè và gia đình thực hiện vừa ra mắt...

Tin và bài liên quan: 

Nhớ nhà văn, dịch giả Kim Lefèvre: Khi ngôn từ hay thời gian đã tắt

Nhà báo Nguyễn Công Khế: Nhân loại đớn đau

Nguyễn Công Khế, nhà báo có trái tim nghệ sĩ

'Gió từ bàn tay mở' hay Người đi về phía thâm trầm và thơ mộng

"Tác phẩm "Nhớ nhà báo Nguyễn Kiến Phước" là cuốn sách "công khó" của nhiều bạn bè góp sức như nhà báo Hoàng Tuyên, bạn đồng nghiệp cũng là người em cùng quê Gò Công chí thiết như ruột thịt của anh, hay như họa sĩ thiết kế Hữu Nhất không nệ chuyện sửa lỗi trên bản dàn trang, sửa mãi đến mỏi mòn và 12 người bạn của anh đã viết bài về anh với tất cả chân tình. Và còn khó khăn hơn là nhà in, các bạn ở nhà in báo Nhân Dân (cơ quan cũ của anh) giữa khi nhà in hoạt động rất hạn chế vì gĩãn cách và “3 tại chỗ” cũng đã nhiệt tình khuyến khích in sách "tặng chú Ba"...".

Nhà báo Kim Hạnh, vợ ông vừ thông tin cho bạn bè và bạn đọc biết trên Facebook của bà.

"Thôi thì xin tạm in lần này trong hoàn cảnh dị thường của thành phố rồi sau yên ổn lại sẽ tính tiếp. Tôi tự nghĩ, khi sách in xong, đặt một cuốn lên bàn thờ anh, tôi sẽ xin lỗi anh về những gì đáng ra nên nói trong sách mà không nói được. Và xin lỗi từng người bạn. Nghĩ vậy nhưng khi nhìn vào di ảnh của anh, tôi lại thấy sống động nụ cười hiền hậu của anh, lúc đầu là mỉm cười, một lát cười thành tiếng. “Thôi đành vậy, mình cũng gắng hết sức rồi, còn họ (nhà xuất bản) họ chẳng làm gì khác được đâu bà lão của tôi ơi”. Thì cũng đành chứ biết sao, anh vẫn vậy, bao dung và nhẹ nhàng...". 

Tác phẩm "Nhớ nhà báo Nguyễn Kiến Phước" dày 344 trang. Chia làm 5 phần:

Phần 1. Các bài viết sau cùng của anh. 

Phần 2. Các bài viết tiêu biểu của hành trình gần 40 năm làm báo của anh.

Phần 3. 12 bài viết của bạn bè người thân.

(Các nhà nghiên cứu, giáo dục, nhà văn, nhà báo Lê Đăng Doanh, Võ Văn Điểm. Vũ Thế Thành, Nguyễn Phi Vân. Chị Nguyễn Thị Minh Ngọc. Anh Trần Hoàng Tuyên. Chị Đoàn Minh Phượng. Trần Vũ Nguyên, Ngô Thị Kim Cúc, Lê Diệp Kiều Trang, Phạm Quốc Đăng Khoa (con trai nuôi). Trần Ngân Hà, Nguyễn Tấn Kiến Phước (con trai), Phạm văn Sang.

Phần 4. Những lời chia tay lần cuối.

(Lý Ngọc Minh, Cao Thị Ngọc Dung, Trương Trọng Nghĩa, Trần Ngọc Sương (Ba Sương), Nguyễn Lâm Viên, Lê Học Lãnh Vân, Trần Minh Đức (Ba Lãn), Nguyễn Thế Thanh, Phan Sơn.)

Phần 5. Hai bài chú giải về bối cảnh chung của cuốn sách và về các bài được giới thiệu tập trung trong sách.

4 cụm ảnh về: Đồng bằng sông Cửu Long những năm 80. Một số ít ảnh hoạt động nghề nghiệp của anh. Ảnh tư liệu về cụm bài Nông trường sông Hậu. Ảnh gia đình.

Nguyễn Kiến Phước, một người viết báo gắn bó sâu sắc với các vùng đất miền Nam, nhất là Nam bộ, từ sau ngày giải phóng đến giờ. Chỉ làm việc ở một cơ quan báo - báo Nhân Dân - quá lâu, gần như suốt cuộc đời làm báo, nhưng từng bài viết của anh lại nói lên điều khác: anh đi nhiều, chân trời góc biển, lặn lội với cuộc sống người đồng bằng, người Sài Gòn, với miền đông Duyên hải khu 6, với cả Tây Nguyên. Đi, nghĩ và viết.

Nghề báo như Nguyễn Kiến Phước - Nguyễn Trí Đức quan niệm là một cách sống, một thể sống ở đời, miễn sống sao cho trung thực, tận tâm, hết lòng, không ham chuộng vật chất và hư vinh. Rèn nghề là tư cách, nhân cách, bởi trang báo - cuộc đời - con người là một.

Đông Dương tổng hợp