VĂN HÓA

Triển lãm 3D “Thưởng – Phạt: Chuyện xưa chưa cũ” - Xem vua nhà Nguyễn sử dụng hiền tài

Thúy Vy • 20-01-2023 • Lượt xem: 783
Triển lãm 3D “Thưởng – Phạt: Chuyện xưa chưa cũ”  - Xem vua nhà Nguyễn sử dụng hiền tài

Triển lãm di sản Thưởng - Phạt: Chuyện xưa chưa cũ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) trưng bày 80 văn bản thể hiện một số quy tắc thưởng phạt trong cung dưới thời Nguyễn. Trong số đó có vô số câu chuyện thú vị. Triển lãm giới thiệu với đông đảo công chúng 80 văn bản tiêu biểu được chọn lọc từ khối Châu bản triều Nguyễn theo chủ đề thưởng và phạt dưới triều Nguyễn (1802 - 1945). 

Theo bà Nguyễn Thu Hoài, Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia I, đây là một số văn bản lần đầu tiên được giới thiệu, phổ biến rộng rãi cho công chúng. Trong triển lãm Thưởng - Phạt: Chuyện xưa chưa cũ cũng có nhiều câu chuyện ca ngợi sự công bằng chốn quan trường, các nghi lễ dưới thời triều đại nhà Nguyễn.

Lệ nghỉ và thưởng tết 

Vừa qua, trong kỳ họp Quốc hội khoá XV có bàn đến vấn đề trọng dụng nhân tài bằng cách khen thưởng, xử phạt nghiêm minh, xem đây là thuật dùng người và cũng là quy luật trị quốc từ muôn đời nay. Thưởng – Phạt: Chuyện xưa chưa cũ đưa người thưởng thức ngược dòng thời gian trở về lịch sử để tìm hiểu chính sách thưởng phạt dưới triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của nước việt, nhằm biết thêm những bài học trồng người và thuật trị quốc của tiền nhân. Tìm hiểu cách thức làm việc của người xưa cũng là dịp để chúng ta đúc kết những giá trị hữu ích cho cuộc sống hiện đại.

Triển lãm đã mang đến cho người xem 80 văn bản đặc sắc nhất được chọn lọc từ khối Châu bản triều Nguyễn theo chủ đề khen thưởng - xử phạt dưới triều Nguyễn. Đây là các văn bản lần đầu được trưng bày và giới thiệu rộng rãi với công chúng. Bên cạnh đó là những hình ảnh tư liệu, hiện vật sống động và chân thực nhằm làm đa dạng thêm cho buổi triển lãm. Mỗi văn bản là một câu chuyện về một sự việc cụ thể, nhằm phản ánh tư tưởng quan điểm và cách ứng xử của tiền nhân. 

Triển lãm gồm có 4 phần. Phần I: Thưởng để khích lệ – Phạt để răn đe nói lên mục đích, ý nghĩa và vai trò của việc thưởng – phạt. Qua Châu bản của triều Nguyễn, có thể nhận thấy mỗi hoàng đế đã xác định rõ ràng tư tưởng của việc thưởng – phạt với mục đích: thưởng để khích lệ và phạt để giáo dục. Bên cạnh đó, thể hiện "người có công se phấn khởi mà người có tội cũng răn mình", thể hiện đất nước công bằng và có kỷ cương.

Với chủ đề "Thưởng phạt công minh, nhưng đủ lý tình", phần II của Triển lãm thể hiện, Châu bản triều Nguyễn chỉ rõ, việc ban hành quyết định khen thưởng hay xử phạt của triều đình căn cứ trên kết quả thực hiện nhiệm vụ. Với quan lại, triều đình thực hiện kiểm khoá. Kết quả khảo khoá được phân các hạng công, bình, thứ, liệt. Trên cơ sở này, triều đình quyết định tuyên bố cho thăng, giáng hay lưu.

Cũng giống các vương triều khác, nhằm tránh sự lạm quyền, tuỳ tiện khi xử lý sai phạm trong quá trình thi hành công vụ của quan lại, triều Nguyễn thiết lập cơ quan kiểm soát Đô sát viện với phương châm "dùng quyền lực để hạn chế quyền lực". 

Qua vài trường hợp thưởng phạt tiêu biểu được ghi lại trong Châu bản triều Nguyễn, ta thấy bên cạnh việc vận dụng luật pháp cùng những chế tài, hoàng đế triều Nguyễn cũng và các quan xử án không ít lần đắn đo, cân nhắc việc thưởng sao cho xứng đáng, đặc biệt, phạt thế nào để đủ tội mà vẫn mở thêm con đường sống hoặc cơ hội chuộc tội cho mỗi người, nhất là đối với người đã có công lao, người cao tuổi. 

Phần III có chủ đề "Thưởng nhiều phương diện, nhưng không tuỳ tiện", thể hiện, với quan lại, việc ban thưởng thường được thể hiện qua những hình thức như cho thăng chức; thưởng vật chất cấp kỷ, trác dị, quân công.

Triều Nguyễn cũng cho phép các quan tước dùng văn bằng khấu trừ khi phạm tội. Điều này thể hiện rõ ràng trong Châu bản triều Nguyễn. Châu bản cũng cho biết, với các quan viên, việc ban thưởng cho những người có công trong lĩnh vực quân sự chiếm tỷ lệ cao, kế đó là trao thưởng người hoàn thành xuất sắc các công việc thường nhật. 

Với người dân, việc trao thưởng chủ yếu dành cho những người đạt tiêu chuẩn về phẩm giá đạo đức như trung, trinh, hiếu, tiết, nghĩa.

Ngoài ra, một số người sống lâu cũng được triều đình coi trọng và được vua ban thưởng. Hình thức ban thưởng chủ yếu là thưởng vật chất, ban biển ngạch. .. Trong những văn bản được ban thưởng dưới các triều vua Nguyễn thì số lượng văn bản dưới triều vua Tự Đức chiếm tỷ lệ cao.

Hoàng đế triều Nguyễn cũng tạo thêm cơ hội chuộc tội cho người có công hoặc người chịu tu dưỡng đạo đức tốt. Điều này đã tạo động lực phấn đấu đối với nhiều trường hợp và được ghi chép rất rõ trong Châu bản triều Nguyễn.

Theo tư liệu có tại triển lãm, lệ nghỉ Tết  m lịch (Tết Nguyên đán) được vua Tự Đức ban hành từ năm 1874. Điều này được lưu lại qua bút phê của vua trên bản Tấu của Bộ Công. Theo đó, người dân sẽ được nghỉ từ 28 tháng chạp đến mùng 8 tháng giêng mới làm, việc này giúp tất cả binh lính thợ thuyền đều được thư giãn, nghỉ ngơi sau thời gian dài làm việc. Nhà vua cũng cho ngoại lệ, nếu có công việc đột xuất không thể trì hoãn thì có thể liên hệ xin riêng, vẫn cho ở lại làm việc. 

Cố giáo sư Đỗ Văn Ninh (Viện Khảo cổ học) từng cho biết vua Minh Mạng là người đầu tiên đúc ra đồng tiền và có công trong việc đúc tiền của nhiều vua Nguyễn sau đó.

Thưởng phạt rõ ràng 

Trong thời gian triển lãm đã cho thấy quan điểm rất rõ về thưởng - phạt của các vua triều Nguyễn. Trong số đó, "tuyên ngôn" xử phạt của vua Minh Mạng được đưa ra trưng bày. Ông cho biết, phân biệt khen thưởng, phạt tỏ rõ tấm lòng của một vị quân vương luôn nhớ về những quan binh phục vụ cần lao. 

Thời đại phong kiến đã lùi xa, nhưng tính nghiêm minh trong cách khen thưởng – xử phạt, cách sử dụng người giỏi, người có công, tư tưởng nhân văn khi tạo nên con đường sống, cơ hội lập công chuộc tội cho rất nhiều trường hợp hay quan điểm đề cao chuẩn mực đạo đức trung, hiếu, tiết, nghĩa. .. luôn là các giá trị có sức sống bền vững dài lâu, đáng để gìn giữ và phát huy trong cuộc sống hiện đại ngày nay.