GIẢI TRÍ

Việt Nam cách đây 100 năm qua lăng kính nhiếp ảnh gia Pháp

DDVN • 25-08-2020 • Lượt xem: 2349
Việt Nam cách đây 100 năm qua lăng kính nhiếp ảnh gia Pháp

Pierre Dieulefils là một người lính Pháp đến Đông Dương vào đầu thế kỷ 19. Ông đã đi khắp 3 miền Việt Nam để ghi lại cảnh đẹp, con người và các công trình kiến trúc của 1 thế kỷ trước.

Năm 1885, Pierre Dieulefils (1862 - 1937), một người lính thuộc trung đoàn pháo binh từ Pháp đến Đông Dương. Sau khi giải ngũ, ông đã quay lại Việt Nam, đi từ Bắc đến Nam rồi du hành sang Pnom Penh và Angkor. Trong thời gian ở Việt Nam, ông đã dành nhiều thời gian, công sức để chụp những bức ảnh phong cảnh, con người, đời sống và sinh hoạt của người Việt.

Năm 1909, Dieulefils xuất bản cuốn sách ảnh Indo-chine Pittoresque & Monumentale: Annam - Tonkin (Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ: Trung Kỳ - Bắc Kỳ). Cuốn sách trưng bày tại cuộc Đấu xảo quốc tế ở Bruxelles năm 1910 và được trao huy chương vàng.

Sau đó, ông tiếp tục ra mắt cuốn sách "Nam Kỳ - Sài Gòn và vùng phụ cận" (Cochinchine - Saïgon et ses environs).

2 cuốn sách này là tư liệu quý giá về những hình ảnh của Việt Nam cách đây 100 năm qua góc nhìn của một người Pháp.

Những tư liệu từ hai cuốn sách của Dieulefils được chọn lọc và gộp lại trong một cuốn sách có tên Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ của NXB Đông A. Sách bao gồm 261 bức ảnh đen trắng quý giá.

Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ được xem là một bảo tàng hình ảnh thu nhỏ về Việt Nam hơn 100 năm trước.

Sau đây là một số ảnh đẹp của nhiếp ảnh gia Pháp:


Kinh thành Huế xưa, thuộc miền Trung Việt Nam

Một góc Hồ Gươm, Hà Nội

Cổng Văn Miếu, Hà Nội

Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn

Các diễn viên gánh hát tại Sài Gòn

Phong cách thời trang phổ biến của phụ nữ miền Bắc cuối thế kỷ 20: áo dài và đội nón quai thao.

Theo nhà thiết kế Sĩ Hoàng, ở thế kỷ 19, phụ nữ nhà giàu thường mặc áo dài năm thân. Trang phục gồm hai khổ vải được may nối nhau thành thân trước theo phong cách kín đáo. 4 thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu: cha mẹ mình và cha mẹ người thương, thân áo thứ năm đại diện cho người mặc. Áo luôn có năm cúc, thể hiện đạo lý làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.


Nhóm chiến binh người Thượng - chỉ những người dân tộc thiểu số ở miền Trung và Nam lúc bấy giờ.

Bốn vị quan của triều đình ở Huế. Áo dài vương triều nhà Nguyễn ở thế kỷ 19 có hoa văn, kiểu dáng được quy định chặt chẽ theo quản lý của Bộ Lễ. Áo được thêu, dệt hình chim phượng, con dơi, mặt trời, trái bầu, bát bửu, màu ngũ sắc... bên trong có lớp lụa lót.

Theo Nhật Hạ/Motthegioi.vn