ĐỜI SỐNG

Xu hướng chán việc nhưng không muốn nghỉ ở nhân viên lao động

Bá Phúc • 23-01-2023 • Lượt xem: 4075
Xu hướng chán việc nhưng không muốn nghỉ ở nhân viên lao động

Theo Glamour, Presenteeism (làm việc trong tình trạng không thoải mái, khó chịu) đang là xu hướng mới và cực kỳ đáng lo ngại đối với thị trường lao động.

Nhiều người, số đông là giới trẻ, tuy đang không hài lòng với công việc hiện tại, nhưng họ nhất quyết không bỏ việc vì rất nhiều lý do, như: sợ thất nghiệp hoặc chưa tìm kiếm được công việc mới tốt hơn. Hành động không ngừng ngại bày tỏ cảm xúc bực bội, được gọi là “quiet quitting” (âm thầm nghỉ việc hoặc từ chối nhận việc ngoài giờ).

Một nhà cung cấp phần mềm quản lý nhân viên Rota Cloud cho biết, xu hướng Presenteeism sẽ tiếp tục xảy đến với nhiều công nhân, tiếp tục là cho họ cảm thấy không hài lòng với công việc, nhưng luôn muốn che giấu sự bực bội vì điều đó.

Hiện trạng nhân viên trẻ không hài lòng, thoải mái với công việc hiện tại đang là xu hướng đáng lo ngại (Hình ảnh: Internet)

Nguyên nhân thúc đẩy

Hiện tại, ở nhiều quốc gia, đang diễn ra “cuộc đại từ chức”. Đây được xem là nguyên nhân chính, góp phần thúc đẩy xu hướng “làm việc trong tình trạng không thoải mái”. Minh chứng cho điều này, hiện nay, có rất nhiều nhà tuyển dụng đang gấp gáp tìm kiếm nhân viên để lấp đầy các vị trí còn trống hoặc của người bỏ việc ngang để lại. Tuy nhiên, mong muốn ấy chưa thể đạt được, bởi tình trạng bực bội hoặc thiếu động lực đang lan rộng ở lực lượng lao động.

Đi kèm với tuyển dụng khó khăn, tình trạng suy thoái kinh tế cũng đang là vấn đề lớn đối với lực lượng lao động. Bởi các chi phí phát sinh trong sinh hoạt tăng cao ngất ngưỡng, khiến cho nhiều người mang tâm trạng bất an, nỗi sợ mất việc kết hợp với sự chán nãn khi quay lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ.

Khó khăn trong tuyển dụng và tình trạng suy thoái kinh tế đang là vấn đề lớn đối với lực lượng lao động (Hình ảnh: Internet)

Trưởng bộ phận nhân sự của RotaCloud, Pam Hinds nhận định, hiện tại, ở bất kỳ môi trường làm việc nào, vẫn tồn tại những nhân viên cảm thấy bản thân bị đánh giá thấp, không được công nhận thực lực hoặc luôn mang tâm trạng lo lắng, không hài lòng với công việc đang có, thời gian trả lương bị đình trệ…. Từ đó, tạo ra một làn sóng bất mãn khiến cho sự gia tăng tâm lý bực bội ở nhân viên lên mức đáng báo động.

Giải pháp ngăn chặn

Theo Pam Hinds chia sẻ, để hạn chế xu hướng “làm việc không thoải mái” ở nhân viên, là chính bản thân họ phải đối mặt và giải quyết theo 5 giải pháp sau đây:

Bày tỏ mối bận tâm

Nhân viên nên chia sẻ về quản lý hoặc bộ phận quản lý nhân sự, những nỗi niềm mà bản thân cảm thấy không thoải mái, thất vọng trong công việc hoặc với chính mình.

Nhân viên nên bày tỏ mối bận tâm của mình đến bộ phận quản lý nhân sự (Hình ảnh: Internet)

Xác định giải pháp tiềm năng

Khi nhân viên cần công việc tạo cảm giác thỏa mãn và có động lực, hãy xác định rõ ràng những gì mà bản thân cảm thấy muốn. Mặc khác, hãy thảo luận, đề cập vấn đề đối với quản lý, tìm ra phương pháp để cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Tự tìm ra giải pháp hoặc thảo luận với quản lý để giúp lấy lại cân bằng tinh thần làm việc (Hình ảnh: Internet)

Chăm sóc bản thân

Nhân viên cần đảm bảo bản thân luôn trong tình trạng tốt về mặt chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần.

Cách hồi phục sức khỏe tinh thần và thể chất, chính là tự chăm sóc bản thân (Hình ảnh: Internet)

Tìm kiếm cơ hội mới

Khi cảm thấy bực bội, hoặc không hài lòng với vị trí hiện tại, nhân viên nên chủ động cải thiện, tạo cho bản thân nhiều cơ hội, khám phá để phát triển mình trong môi trường làm việc. Nếu vẫn không có dấu hiệu khả quan, hãy mạnh dạn tìm một công việc mới phù hợp với giá trị cũng như mục đích của bản thân.

Nếu bản thân cảm thấy không phù hợp với vị trí hiện tại, hãy ra đi và tìm kiếm cơ hội làm việc hợp với giá trị bản thân và tinh thần (Hình ảnh: Internet)

Tóm lại, trưởng bộ phận nhân sự của RotaCloud, Pam Hinds đưa ra những nguyên nhân dẫn xu hướng Presenteeism, cũng như, 5 biên pháp khắc phục, Ông hi vọng tình trạng làm việc không thoải mái ở nhân viên sẽ được giảm thiểu và cải thiện được tâm trạng, giúp họ làm việc hiệu quả hơn.