Duyên Dáng Việt Nam

7 cách thiết thực để cải thiện trí thông minh cảm xúc của bạn

Cẩm Tú • 02-06-2020 • Lượt xem: 1050
7 cách thiết thực để cải thiện trí thông minh cảm xúc của bạn

Trí tuệ cảm xúc - emotional intelligence (hay viết tắt là EI) là một thay thế gây tranh cãi nhưng được thảo luận rộng rãi so với IQ truyền thống. EI đo lường khả năng nhận thức cảm xúc của chính chúng ta, cũng như cảm xúc của người khác và quản lý chúng theo cách hiệu quả và lành mạnh.

Tin, bài liên quan:
Kiểm soát “cơn thèm mua sắm”, giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn
Giải tỏa áp lực kép công việc và gia đình

EI là nền tảng cho trải nghiệm cuộc sống và có thể ảnh hưởng đến mức độ thành công trong các mối quan hệ và sự nghiệp. Dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc sống, bạn có thể sử dụng bảy bước đơn giản dưới đây để cải thiện trí tuệ cảm xúc và phát triển sự tự nhận thức, đồng cảm của bạn.

Lắng nghe trái tim

Công việc bận rộn, thời gian gấp rút cuốn bạn vào một guồng quay lặp đi lặp lại. Đôi khi chúng ta hành động, quyết định trong vô thức mà quên mất không lắng nghe những cảm xúc của mình. Chúng ta quên mất rằng cảm xúc cũng có thể mang đến cho chúng ta những thông tin quý giá. Nhiều người cho rằng đó là cảm tính, Nhưng kỳ thực đó là một thứ linh cảm đặc biệt.

Khi chúng ta có cảm xúc với một con người, sự vật, hiện tượng nào đó, một cách ngẫu nhiên chúng ta sẽ nhận được những thông tin về người, sự vật, hiện tượng đó.

Khi chúng ta chú ý đến cảm giác của mình cũng có nghĩa là chúng ta học cách tin tưởng vào cảm xúc của bản thân. Từ đó chúng ta trở nên thành thục hơn rất nhiều trong việc quản lý cảm xúc cá nhân. 

Nếu bạn cảm thấy không tập luyện, hãy thử bài tập sau:

Đặt bộ hẹn giờ cho những thời điểm khác nhau trong ngày. Khi hẹn giờ tắt, hãy hít thở sâu và lắng nghe tiếng nói từ trong sâu thẳm của bạn, bạn đang cảm thấy như thế? Bạn nghĩ về điều đó ra sao? 

Chú ý đến cách bạn cư xử

Một phần quan trọng trong việc cải thiện EI của chúng ta là học cách quản lý cảm xúc. Để làm được điều này, chúng ta cần nhận thức một cách rõ ràng về cảm xúc của mình. 

Cảm xúc của con người được thể hiện qua hành vi. Bời vậy, muốn nhận thức được cảm xúc của mình phải chú ý hành vi của bản thân. Cảm xúc thúc đẩy chúng ta hành động. Khi nóng giận có người hành động thô lỗ, vội vàng; khi lo lắng, sợ hãi có người lúng túng, khóc lóc… Cảm xúc ảnh hưởng đến giao tiếp, năng suất của con người.

Bởi vậy, nhận thức được cảm xúc giúp chúng ta kiểm soát nó và đưa ra những hành động đúng đắn hơn. Trong mọi tình huống chúng ta thường có một lời khuyên dành cho mọi người là “hãy bình tĩnh”. Bình tĩnh là trạng thái cảm xúc cân bằng, khi bản thân nhìn nhận và kiểm soát được cảm xúc của mình. Nhờ nó con người có thể vượt qua những tình huống ngặt nghèo, đưa ra những quyết định xác đáng, không gây ra những hành động đáng tiếc.

Khi một sự việc tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của bạn, hãy cố gắng kiềm chế những cảm xúc hỗn loạn đang quần đảo trong tâm trí. Suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động. Tục ngữ Việt Nam có câu “cả giận mất khôn” cũng xuất phát từ việc con người không làm chủ được cảm xúc của mình. 

Chịu trách nhiệm về cảm nhận và hành vi của bạn

Con người có một trái tim mềm yếu dễ tổn thương. Bởi vậy, chúng ta sẵn sàng xù lông lên bảo vệ bản thân khi bị ai đó ảnh hưởng. Một trong những cách con người dùng để  bảo vệ mình khỏi những thương tổn là phản bác lại người khác, thậm chí đả kích, trả thù.

Chúng ta nguỵ biện cho những hành vi mang tính đả kích, trả thù người khác bằng lý do tự vệ cho bản thân. Nhưng, suy nghĩ cho thật kỹ, có thể thấy rằng những người đã làm tổn thương chúng ta không điều khiển được việc chúng ta ứng xử như thế nào. Đả kích hay trả thù là hành vi do bản thân tự quyết định. Bởi thế mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

Tương tự, con người thường có cảm xúc tiêu cực khi bị nói xấu, chê bai, trách móc. Những cảm xúc tiêu cực đó gây ra tâm lý tự ti, rụt rè, mặc cảm. Thay vì đổ lỗi cho người khác, hãy tự chịu trách nhiệm với bản thân mình. Nếu bản thân có một ý chí mạnh mẽ, chúng ta có thể đứng lên từ những lời chê bai, miệt thị để xây dựng bản thân tốt đẹp hơn. Việc chúng ta trở thành người như thế nào do chính bản thân quyết định.

Một khi chúng ta bắt đầu chấp nhận trách nhiệm về cách cảm nhận và cách cư xử, điều này sẽ có tác động tích cực đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của bạn.

Thực hành trả lời, thay vì phản ứng

Có một sự khác biệt tinh tế nhưng quan trọng giữa trả lời và phản ứng.

Phản ứng là một quá trình vô thức, là hành động bộc phát để giải toả cảm xúc ngay lập tức. Ví dụ: khi bị chê bai, cảm giác tức giận thôi thúc khiến bạn ngay lập tức “bật” lại bằng những lời mỉa mai, đó là phản ứng.

Trả lời là một quá trình có ý thức bao gồm sự chú ý đến cảm giác, sau đó quyết định cách bạn muốn cư xử. Ví dụ, khi bị kích động, giải thích cho người đó cảm giác của bạn như thế nào, tại sao đây không phải là thời điểm tốt để làm phiền bạn và khi nào để tốt hơn.

Hiểu rõ sự khác nhau giữa trả lời và phản ứng, giúp bạn có cách hành xử đúng đắn hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc giao tiếp, hình thành và duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống.

Thực hành đồng cảm 

Sự đồng cảm vô cùng cần thiết trong mối quan hệ giữa người với người. Có đồng cảm mới có yêu thương, chân thân. Thiếu đi điều này con người chỉ có sự ghen ghét, đố kị và xa lánh. Thực hành khả năng này sẽ cải thiện EI của bạn.

Bắt đầu bằng cách thực hành với chính mình. Thường xuyên đặt câu hỏi “tại sao” để tìm ra nguyên nhân. “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn... không bao giờ ta thương”. Bởi vậy, đừng vội vàng suy xét con người hay sự vật, hiện tượng nào khi chưa rõ được nguyên nhân, bản chất bên trong.

Tạo môi trường tích cực

Tạo ra một môi trường tích cực không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn mà còn có thể lan toả cho mọi người xung quanh. Hãy dành thời gian để nhận thấy những gì đang diễn ra tốt đẹp và biết ơn trong cuộc sống.

Hãy nhớ rằng EI là một quá trình trọn đời

EI không phải là thứ bạn phát triển một lần rồi buông bỏ. Đó là một thực hành suốt đời, và có thể tiếp tục cải thiện. Ngay cả khi bạn cảm thấy mình đã thành thạo các bước này, hãy nhớ tiếp tục luyện tập và bạn sẽ gặt hái được những lợi ích của EI cho đến hết cuộc đời.

(Tổng hợp)