Duyên Dáng Việt Nam

Ẩm thực Việt được yêu thích trên đất Mỹ

Quyên Hà • 19-09-2020 • Lượt xem: 1761
Ẩm thực Việt được yêu thích trên đất Mỹ

Theo chân nữ phóng viên Jenny Miller, một phóng viên chuyên về du lịch và ẩm thực, tới thành phố New Orleans, Bang Lousianna, Mỹ để lắng nghe cảm nhận của một người nước ngoài về ẩm thực Việt trên đất Mỹ và câu chuyện thành công của những người đã mang ẩm thực Việt ra nước ngoài.

Lái xe đến New Orleans, MoPho là thứ đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi: tô phở cay nồng đậm đà hương vị. Ngay khi đưa thìa soup đầu tiên lên miệng, một hương vị không thể chối từ lan tỏa.

Đó là vị nước dùng từ xương bò, bao quanh kết cấu dai mềm của sợi phở, giò thủ nhà làm và những miếng bò viên với hương vị quyến rũ lạ lùng như gia vị của người Creole.

Một tô phở biến tấu theo khẩu vị địa phương tại MoPho. Ảnh: Jenny Miller.

Tiệm phở 2 năm tuổi MoPho là một trong nhiều nhà hàng tại đây pha trộn hương vị địa phương với hương vị Việt Nam và Đông Nam Á. Bếp trưởng và đồng sáng lập của ông, Mike Gulotta không phải là người Việt Nam, nhưng cũng như nhiều đầu bếp khác trong vùng.

Ông đã tự tìm tòi và phát triển một hương vị phù hợp hơn với khẩu vị của người địa phương khi làm việc trong những nhà hàng như Restaurant August của John Besh.

Theo Gulotta, ẩm thực không phải lúc nào cũng cần chạy theo phong cách tốt cho sức khỏe. Tại New Orleans, mọi người ăn rất nhiều Phở, nó bổ dưỡng và mang lại cảm giác hồi phục sức khỏe.

Những nhà hàng theo phong cách ẩm thực pha trộn khác như Ba Chi Canteen, là sự biến tấu độc đáo của ẩm thực Nhật Bản, Mỹ Latin và các món phở, bánh mì, cùng với những nhà hàng như Kin, với menu đầy ắp món ngon, và MoPho, là những điểm sáng trong số không ít những nhà hàng Việt Nam đang âm thầm hình thành và phát triển trong 3 – 4 thập kỷ qua.

Ba Chi Canteen, một trong những nhà hàng Việt rất nổi tiếng tại New Orleans.

Từ giữa những năm 1970, có khoảng 2.000 người Việt Nam đầu tiên tới New Orlean. Đến nay, cộng động người Việt tại đây đã phát triển lên thành 10.000 người với các thế hệ con cháu người Việt sống tập trung quanh khu vực metro.

Mặc dù số lượng người Việt ở đây khá khiêm tốn so với các thành phố như San Jose, California hay Houston, con số này đủ lớn để gây ảnh hưởng nhất định nên nền ẩm thực địa phương.

Trong những năm vừa qua, thế hệ người New Orleans gốc Việt đầu tiên đã bắt đầu mở ra nhiều nhà hàng, giới thiệu hương vị tinh tế, hiện đại của ẩm thực quê nhà tới người dân New Orleans. Và giờ đây, những người yêu mến ẩm thực Châu Á như tôi đã có thể đưa New Orlean vào danh sách những thành phố của Phở.

Vào một ngày đầu năm, tôi lái xe tới Tây New Orleans để phỏng vấn Tuấn Nguyễn, Giám đốc điều hành Cơ quan phát triển cộng đồng Người Việt Mary Queen. Tổ chức phi lợi nhuận này đặt trụ sở tại một trung tâm thương mại cạnh khu dân cư khiêm tốn có tên Versailles.

Nguyễn, một chàng trai ở độ tuổi khoảng 35 đã sinh ra và lớn lên ở đây, nơi cộng đồng người Việt đã phát triển lên khoảng 7.500 người và 100 cửa hàng và doanh nghiệp.

Khu vực người Việt này là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Cơn bão Katrina năm 2005, và Tổ chức phi lợi nhuận này được lập ra để giúp đỡ các gia đình ổn định lại cuộc sống. Kết quả là, cộng đồng người Việt tại đây đã hồi phục nhanh hơn các khu vực khác ở Tây New Orleans.

Anh Nguyễn nói rằng, hồi phục chậm là một trong những đặc điểm của “văn hóa nông nghiệp”. Anh kể về quãng thời gian chơi đùa dọc bờ đê, giữa những khu vườn sinh sôi nảy nở hai bên bờ sông sau khi người Việt di cư tới đây và phát hiện ra vùng đầm lầy ẩm ướt Lousiana có khí hậu tương tự với quê nhà.

Trang trại phía trước Cơ quan phát triển cộng đồng người Việt Mary Queen tại New Orleans.

Dù giờ đây thành phố đã cấm việc trồng trọt hai bên bờ đê, Tổ chức anh Nguyễn đang làm việc vẫn nhìn ra một trang trại cộng đồng nơi trồng rau diếp, thảo mộc và một vài loại rau củ lạ như cải mizuna, trồng theo đơn đặt hàng của nhà hàng Besh Restaurant Group.

Cộng đồng người Việt tại đây đã có từ lâu và trải qua nhiều thay đổi, nhưng vẫn là một trong những cộng đồng năng động nhất thành phố. Có một cộng đồng người Việt lớn khác ở Bờ Tây thành phố (cũng nổi tiếng với nhiều đồ ăn ngon).

Sau buổi phỏng vấn với Nguyễn là thời gian cho bữa trưa, tiện có vài nhà hàng ngay gần, chỉ cách 30 phút lái xe từ trung tâm New Orleans nên chúng tôi đi ăn.

Ở khu này có một tiệm bánh mang tên Đông Phương, tiệm bánh nổi tiếng với những cuốn bánh mỳ Po’boy và luôn nằm trong danh sách những tiệm sandwich ngon nhất thành phố (hóa ra po’boy và bánh mì khá tương đồng với nhau, là minh chứng cho ảnh hưởng của Pháp lên ẩm thực của cả Việt Nam và New Orleans).

Nguyễn đặc biệt thích phở và bún bò Huế tại đây, ngoài ra, anh cũng đề cử nhà hàng Ba Miền, ngay bên cạnh đường cao tốc, chuyên về các món từ miền nam Việt Nam.

Cuối cùng tôi đã chọn nhà hàng này và thấy mình hạnh phúc xì xụp bát bún riêu (một loại soup mì với tôm và cua). Nó có vị chua và vị cà chua, với rất nhiều thịt cua được rải lên trên một cách hào phóng.

Tôi cũng gọi thêm một món đặc trưng khác của nhà hàng, Nem nướng Khánh Hòa, một món cuốn tự làm với những lát vừa thịt heo nướng và một đĩa chất đầy rau sống.

Bún riêu và nem nướng Nha Trang tại nhà hàng Ba Miền. Ảnh Jenny Miller.

Ba Miền và Đông Dương, cùng với những nhà hàng Bờ Tây khác như Tân Định, 9 Roses và nhà hàng nổi tiếng đông đúc nhưng mới chuyển địa điểm, Phở Tàu Bay, là những nhà hàng Việt tiên phong của New Orleans.

Trong 3 – 4 năm trở lại đây, một làn sóng nhà hàng Việt Nam mới đã tràn qua khu Crescent City, giới thiệu các món pha trộn Á Âu như bánh tacos châu Á hay các món chính như Phở và Bánh Mì, với nguyên liệu nâng cao.

Nhà hàng Phở Tàu Bay mới chuyển địa điểm từ New Orleans tới San Jose, California.

Thế hệ người New Orleans gốc Việt đầu tiên đã mở một nhà hàng mang tên Magasin vào năm 2011, với món phở ăn kèm phi lê thịt thăn và 10 loại cuốn tại Trung tâm phố Magazine. Nhà hàng thứ hai, Magasin Kitchen, cũng mới ra mắt cách đây 2 tháng tại Quận South Market.

Magasin Kitchen, một trong những nhà hàng mở ra bởi thế hệ người New Orleans gốc Việt đầu tiên.

Một nhà hàng nữa được mở bởi thế hệ này là nhà hàng 2 năm tuổi Mint Modern Vietnamese, phục vụ bánh xèo (bánh crepe kiểu Việt Nam) mà Nguyễn rất thích, cùng bánh mì và burger kim chee.

Nhà hàng mang tên Namese thì mở cửa vào năm 2013, phục vụ bánh kẹp taco kiểu châu Á và bán mì Cuba với các món truyền thống khác. Theo anh Nguyễn, mỗi đầu bếp đều có cách chế biến riêng của mình pha chút biến tấu hiện đại trong những nhà hàng mới mẻ này.

Nhà hàng Namese New Oreleans chuyên phục vụ bánh kẹp và bánh mì Việt Nam.

Những năm gần đây, khẩu vị người Mỹ ngày càng hướng đến hương vị châu Á. Những nhà hàng Việt mới mẻ này, cùng với những nhà hàng Việt Nam lâu đời khác tại New Orleans đã bắt đầu mở chi nhánh tại các địa điểm mới trong vài năm vừa qua.

Tại vùng ngoại ô Metairie phía Tây New Orleans, Phở orchid cũng đã mở thêm một chi nhánh Express (phong cách phục vụ nhanh) vào năm 2013, và một chi nhánh tại khu trung tâm với menu pha trộn và hiện đại ngay trong năm tiếp theo.

Nine Roses, xuất phát từ khu West Bank, luôn có hàng dài những thực khách chờ đợi, đã mở thêm Roses Cafe với menu rút gọn hơn, tại khu French Quarter vào năm ngoái. Ngay cả nhà hàng 3 năm tuổi Ba Chi Canteen cũng được mở bởi một thành viên gia đình Tân Định.


Nine Roses đã mở thêm chi nhánh Nine Roses Cafe.

Ngày nay, các món phở đã trở thành một phần của ẩm thực New Orleans. Ngay cả một nơi như Dry Dock Cafe, vốn là một quán bar và nhà hàng tại khu West Bank, nay cũng phục vụ các cuốn tôm và thịt heo bên cạnh các món truyền thống Lousiana như xúc xích thịt cá sấu và tôm bbq. Các món đều hợp làm đồ nhắm với bia hoặc một ly coctail đặc trưng.

Sự pha trộn của ẩm thực giữa các cộng đồng dân cư đã trở thành nét đặc trưng của ẩm thực New Orleans hiện đại. Và chắc chắn ẩm thực Việt Nam đã và đang tạo dấu ấn riêng trên nền ẩm thực New Orleans nói riêng và ẩm thực Mỹ nói chung.

 

Tag: