Duyên Dáng Việt Nam

Dạy con không roi vọt

Phúc Minh • 27-03-2019 • Lượt xem: 10111
Dạy con không roi vọt

Thay vì quát mắng, đe nẹt hoặc làm cho trẻ sợ bằng nhiều cách để bé nghe lời, hãy áp dụng cách khác hiệu quả và nhân văn hơn.

Điều chỉnh cảm xúc 

Đó cũng là một điểm bọn trẻ sẽ học từ bạn. Đừng hành động nóng vội khi đang tức giận hay chán nản. Hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.

Lắng nghe

Bạn phải hiểu rằng khi bọn trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con. Thay vào đó, bạn hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó, khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi con và nói cho con hiểu vấn đề.

Giúp đỡ con

Lấy ví dụ như việc tập ngồi bô, bạn sẽ phải giúp con ở những lần đầu. Nhưng khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ tự tin hơn và có thể tự làm. Điều này cũng tương tự như khi bạn dạy con nói lời Cảm ơn, Đợi đến lượt, Không làm quên đồ, Làm bài tập về nhà và nhiều điều khác nữa. Tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ có những khung hướng dẫn xây dựng những kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách. Bạn có thể nổi điên với việc trẻ liên tục quên áo khoác nhưng việc la mắng không giúp trẻ ghi nhớ.

Kết nối trước khi đưa yêu cầu

Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay những yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bạn, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.

Ví dụ:

- Cúi xuống và nhìn ngang tầm mắt con: “Con đang cư xử không tốt đâu… Hãy nói cho mẹ điều con muốn.... và không được cắn”

- Ôm con: “Con ước rằng mình có thể chơi lâu hơn…nhưng đến giờ đi ngủ rồi”

- Ánh mắt âu yếm: “Trông con có vẻ đang rất buồn”

Đưa ra những quy tắc với sự đồng cảm

Tất nhiên bạn sẽ muốn nhấn mạnh vào một vài quy tắc nhưng bạn cũng cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được hiểu, chúng sẽ chấp nhận những nguyên tắc dễ dàng hơn.