Duyên Dáng Việt Nam

Hé lộ nhiều bí mật ở thành phố 5.300 năm tuổi

Ngọc Nga • 08-05-2020 • Lượt xem: 1372
Hé lộ nhiều bí mật ở thành phố 5.300 năm tuổi

Các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa công bố những thành tựu khi khai quật di tích Shuanghuaishu ở trung tâm tỉnh Hà Nam, hé lộ nhiều bằng chứng quan trọng về nguồn gốc của nền văn minh Trung Quốc hơn 5.000 năm.

Tin, bài liên quan:

Tìm thấy ấn triện vàng gần 8kg cách đây 4 thế kỷ

Phát hiện thuyền khâu thủ công La Mã 2.000 năm tuổi

Xác ướp cùng ‘của hồi môn’ hơn 3.500 tuổi của một thiếu nữ Ai Cập

Địa điểm khai quật Shuanghuaishu có diện tích 1,17 triệu mét vuông, nằm ở bờ nam sông Hoàng Hà, thuộc thị trấn Heluo, thành phố Gongyi. Di tích thành phố cổ có niên đại khoảng 5.300 năm này từng được các nhà khảo cổ Trung Quốc đặt tên là "Vương quốc Heluo".

Ảnh chụp điểm khai quật Shuanghuaishu từ trên không vào ngày 27/8/2019 

Giáo sư Li Boqian tại Đại học Bắc Kinh nhận định: “Địa điểm Shuanghuaishu là cụm tiêu chuẩn cao nhất với bản chất của một thành phố thủ đô được phát hiện cho đến nay trong lưu vực sông Hoàng Hà ở giai đoạn giữa và cuối của Văn hóa Yangshao (Ngưỡng Thiều), giai đoạn đầu hình thành nền văn minh Trung Quốc”.

Ông Gu Wanfa, giám đốc Viện nghiên cứu di tích văn hóa và khảo cổ thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam cho biết một lượng lớn các di tích Văn hóa Yangshao có niên đại từ 5.000 đến 7.000 năm đã được phát hiện tại địa điểm này.
Trong khi đó, Wang Wei, thành viên của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói: “Những phát hiện khảo cổ quan trọng chứng minh tính đại diện và ảnh hưởng của khu vực Heluo trong giai đoạn vàng của nguồn gốc văn minh Trung Quốc khoảng 5.300 năm trước”.

Mạng lưới của Shuanghuaishu là một khu định cư được quy hoạch kỹ lưỡng và khoa học. Đây cũng là khu định cư thành phố quy mô lớn duy nhất được phát hiện cho đến nay trong lưu vực sông Hoàng Hà từ giai đoạn giữa và cuối của Văn hóa Yangshao", Wang nói thêm.
Các nhà khảo cổ tin rằng "vương quốc Heluo" là nguồn gốc của nhiều đặc điểm tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc.
Từ năm 2013, Viện nghiên cứu di tích văn hóa và khảo cổ học thành phố Trịnh Châu và Viện khảo cổ học của Viện khoa học xã hội Trung Quốc đã tiến hành khai quật khảo cổ liên tục trên khu vực này.

Điểm khai quật Shuanghuaishu được bao quanh bởi 3 vòng hào

Điểm khai quật Shuanghuaishu dài khoảng 1.500m, rộng 780m, được bao quanh bởi ba vòng hào, tạo thành một hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt.
Các nhà khảo cổ đã khám phá một khu dân cư trung tâm với 4 dãy nhà ở phía bắc của vòng hào trong cùng. Bên cạnh đó, 3 nghĩa trang công cộng với hơn 1.700 ngôi mộ, ba hài cốt, một di tích thiên văn, xưởng gốm, khu vực chứa nước, hệ thống đường và các cơ sở khác cũng được phát hiện tại tàn tích này.

Bình gốm được xếp hình chín ngôi sao Bắc Đẩu

Một đồ gốm được khai quật ở Shuanghuaishu, thành phố Gongyi, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

Tại khu di tích thiên văn, 9 bình gốm được sắp xếp theo mô hình chín ngôi sao Bắc Đẩu. Điều này cho thấy tổ tiên của Heluo có kiến thức thiên văn đủ để hướng dẫn các hoạt động nông nghiệp. "Nó có ý nghĩa rất lớn đối với nghiên cứu về thiên văn học Trung Quốc thời kỳ đầu và nguồn gốc của nền văn minh Trung Quốc", ông Gu Wanfa nói thêm.

Con lợn lòi chạm khắc hình con tằm

Trong số các di tích được khai quật, có một con lợn lòi chạm khắc hình con tằm, dài 6,4 cm, rộng gần 1 cm và dày 0,1 cm. Đây được cho là mẫu vật chạm khắc sớm nhất của Trung Quốc và khá giống với con tằm hiện đại.
Cùng với vải lụa được khai quật tại khu vực Wanggou và Qingtai xung quanh, các nhà khảo cổ học nhận định đây là bằng chứng chắc chắn chứng minh rằng người Trung Quốc cổ đại trong lưu vực sông Hoàng Hà bắt đầu nuôi tằm và sản xuất tơ khoảng 5.300 năm trước.

 

Photo: Tân Hoa Xã
(Theo Global Time, People)