Duyên Dáng Việt Nam

Khám phá bình cổ chứa chất lỏng bí ẩn hơn 2.000 năm

Mẫn Nhi • 29-05-2020 • Lượt xem: 642
Khám phá bình cổ chứa chất lỏng bí ẩn hơn 2.000 năm

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa khai quật được một bình cổ bằng đồng 2.000 năm tuổi có hình con thiên nga. Bên trong lọ chứa hơn 3 lít chất lỏng bí ẩn, chưa xác định được là gì.

Tin, bài liên quan:

Phát lộ công trình đá 2.000 năm tuổi, chứa nhiều cổ vật dưới lòng đất

Xây công viên công nghệ, phát hiện hơn 6.000 ngôi mộ cổ

Phát hiện ‘kho báu’ khổng lồ từ 12 xác tàu đắm dưới Địa Trung Hải

Chiếc bình cổ có hình dạng như cổ và đầu của một con thiên nga, được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc tìm thấy bên trong một ngôi mộ cổ cùng với các đồ vật chôn cất khác như mũ, kiếm làm từ ngọc bích và sắt. Các nhà khảo cổ cho rằng những cổ vật này là của một vị quan có phẩm cấp không cao.

Lọ cổ hình đầu thiên nga có niên đại 2.000 năm

Theo nhà nghiên cứu Yan Fei ở Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp, hơn 3 lít chất lỏng màu nâu nhạt, có kết tủa tạp chất được đổ ra từ bình cổ.  Điều đặc biệt, sau hàng nghìn năm, chất lỏng này vẫn không bay hơi và biến mất. Một chuyên gia từ Đại học Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh đã lấy mẫu chất lỏng trong bình cổ để xác định xem đó là chất gì. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây có thể là rượu quý được ban thưởng khi sắc phong.


Hơn 3.000 ml chất lỏng chứa tạp chất được phát hiện bên trong bình cổ bằng đồng hình con thiên nga

Các chuyên gia tin rằng chiếc bình đồng được mô phỏng theo một con thiên nga câm, được gọi là Cygnus olor. Một số người nghĩ rằng nó giống như một con ngỗng, nhưng các bác sĩ thú y kết luận rằng nó nhiều khả năng là một con thiên nga do cái mỏ dài hơn, Viện Khảo cổ Tam Môn Hiệp cho biết.

Bình cổ hình con thiên nga và các đồ chôn cất khác được khai quật trong một ngôi mộ ở thành phố Tam Môn Hiệp, Hà Nam, Trung Quốc

Ông Yan nói: “Bình cổ bằng đồng hình đầu thiên nga là một phát hiện hiếm. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy một cổ vật như vậy. Nó rất giống con thiên nga thật, bao gồm cả miệng và mắt, cho thấy các nền văn minh ban đầu lành nghề đã tạo ra bình đồng như thế nào”.
Ngôi mộ cổ được khai quật có niên đại vào thời chiến tranh tàn phá giữa cuối triều đại Tần (từ năm 221 đến năm 207 trước Công nguyên) và triều đại nhà Hán đầu tiên (206 TCN đến 220 sau Công nguyên). Ngôi mộ được tìm thấy một cách tình cờ khi các công nhân đang triển khai một dự án phát triển đô thị ở một ngôi làng địa phương. 

Nhà khảo cổ Yan Fei đang nghiên cứu chiếc bình cổ

Nằm giữa Tây An và Lạc Dương, hai thủ đô cổ trong lịch sử Trung Quốc, thành phố Tam Môn Hiệp từng có vị trí chiến lược về quân sự và giao thông. Do đó, nơi đây có rất nhiều các di tích lịch sử.

(Theo Daily Mail)