Khi xem tranh Lê Thị Minh Tâm, nhà thơ Trần Ngọc Tuấn bình: “Đây cũng chính là dòng điên hang động, ký hiệu nguyên thủy, giống Huỳnh Lê Nhật Tấn, nhưng khác chất liệu”.
Thế giới sáng tạo Huỳnh Lê Nhật Tấn là hai chiều ngược của tâm thức, giữa thơ và nhạc. Thơ đến với anh từ khá sớm, trong mỗi bài, qua năm tháng, nó chuyển động dần dần từ một ý tưởng cho đến hòa trộn các ý tưởng, rồi thành thơ mang hơi hướng siêu thực.
Họa đến với anh muộn hơn, chừng 10 năm trở lại đây, nơi anh còn chú trọng nhiều đến việc diễn ý, gởi gắm các tình huống hiện sinh và phi lý thông qua các ký hiệu.Một tác phẩm của Huỳnh Lê Nhật Tấn
Dù khác nhau về hình thức biểu hiện, nhưng về tâm thức, đọc thơ của Huỳnh Lê Nhật Tấn
làm gợi nhớ đến thi sĩ Nguyễn Lâm (1943-2005), người sớm đưa thơ đến ngưỡng của siêu thực, nơi ý tưởng, âm điệu và ngôn ngữ gần như nhất thể với nhau.
Còn xem tranh thì lại gợi nhớ đến họa sĩ Trần Trung Tín (1933-2008), ông vẽ các tình huống bị chèn ép đến túng quẫn, nhưng vẫn tìm ra một tín hiệu lạc quan nào đó.
Cả ba cùng mang lại cho đời một thông điệp, như hai câu thơ của Trần Trung Tín: “Chân lý không bị hành hình/ Cái đẹp không bị vùi chôn...”.
Nay thì cuốn sách thi họa “Vết căn nguyên” của Huỳnh Lê Nhật Tấn đã xong mọi khâu, sẽ in song ngữ Việt-Anh, chỉ còn thiếu tiền nhà in. Nếu anh chị em xa gần có ý muốn ủng hộ để xem sách sớm hơn, thì mời mua trước, với giá bìa là 500.000 đồng.
Chùm tranh của Huỳnh Lê Nhật Tấn: