Duyên Dáng Việt Nam

Kỳ lạ con mực khổng lồ nặng 200kg dạt vào bờ biển

Kim Ngân • 14-06-2020 • Lượt xem: 613
Kỳ lạ con mực khổng lồ nặng 200kg dạt vào bờ biển

Các ngư dân địa phương vừa sững sờ phát hiện con mực khổng lồ dài hơn 4m, nặng 200kg dạt vào bờ biển ở vịnh Britannia, Nam Phi.

Tin, bài liên quan:

Tái phát hiện thằn lằn mũi sừng ‘mất tích’ hơn 1 thế kỷ

Phát hiện 2 loài sa giông cá sấu mới tại Việt Nam

Loài ong tưởng đã tuyệt chủng xuất hiện trở lại sau 4 năm

Con mực khổng lồ này sống sâu dưới đáy đại dương và là một trong những loài sinh vật biển hiếm thấy, không có loài nào được chụp ảnh đang sống trong gần 20 năm qua. Con vật sẽ được giải phẫu để xác định nguyên nhân dẫn đến việc nó bị chết và dạt vào bờ.

Mực khổng lồ cực kỳ hiếm thấy, chưa từng được chụp ảnh sống trước năm 2002 và chỉ may mắn được Adéle Grosse quay lần đầu tiên vào năm 2006. 
Hình ảnh cho thấy con mực còn nguyên vẹn với cơ thể hình nón khổng lồ, mắt to như cái đĩa, có đường kính khoảng 30cm, miệng to cùng 8 xúc tu ngổn ngang. Đây cũng chính là “vũ khí” giúp nó bắt và nuốt chửng nhiều loại cá và mực nhỏ hơn. Kích thước to lớn của nó có thể là nguồn cảm hứng khiến nhiều người tin vào sự tồn tại của quái vật biển Kraken thần thoại. 

Nhà sinh vật học Wayne Florence, người phụ trách động vật không xương sống biển, cho biết: "Thật đáng kinh ngạc khi nhìn thấy nó bằng xương bằng thịt… Nhiều người ngạc nhiên rằng mực khổng lồ thực sự tồn tại!”. 
Ông chia sẻ thêm: “Mẫu vật ở trong tình trạng rất tốt nên tôi nghĩ có thể loại trừ hiệt hại do dụng cụ đánh bắt. Con mực được bảo quản đông lạnh và chúng tôi đã thực hiện các phép đo sơ bộ và lấy mẫu mô để phân tích DNA”.

Sau khi được mổ xẻ và chụp ảnh, con mực sẽ được bảo quản trong rượu ethyl để lưu trữ lâu dài trong bộ sưu tập của Bảo tàng Iziko, Nam Phi. Ông Florence nói: "Chúng tôi thậm chí có thể quyết định đưa mẫu vật ra trưng bày cho công chúng trong một triển lãm sắp tới".
Mực khổng lồ được cho là sống ở khắp các đại dương trên thế giới, nhưng không nhiều ở các vùng nhiệt đới. Chúng sống sâu bên dưới bề mặt đại dương ở độ sâu từ 500 - 1.000 m do đó rất hiếm gặp.

Phần lớn những gì các nhà khoa học biết về mực khổng lồ đều dựa trên các xác mực chết dạt vào bờ. Con mực lớn nhất từng được ghi nhận, bao gồm các xúc tu có thể dài đến 13m và các nhà khoa học nghi ngờ loài sinh vật này có thể phát triển tới 20m.


(Theo Daily Mail)