Duyên Dáng Việt Nam

Nhóm phát hiện 'kho báu' Địa Trung Hải bị buộc tội 'khai quật bất hợp pháp'

Ngọc Nga • 18-05-2020 • Lượt xem: 582
Nhóm phát hiện 'kho báu' Địa Trung Hải bị buộc tội 'khai quật bất hợp pháp'

Nhóm khảo cổ người Anh phát hiện hàng trăm cổ vật từ một cụm xác tàu đắm ở biển Địa Trung Hải vừa bị buộc tội 'khai quật bất hợp pháp'. Trước đó, nhóm các nhà nghiên cứu này đã phát hiện 12 xác tàu đắm ở Địa Trung Hải có niên đại từ giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến năm 1630. Đây được xem là khám phá khảo cổ đáng kinh ngạc, như phát hiện “một hành tinh mới”.   

Tin, bài liên quan:

Phát hiện ‘kho báu’ khổng lồ từ 12 xác tàu đắm dưới Địa Trung Hải

Bí ẩn trên xác tàu đắm từ thời Chúa Jesus

Xây công viên công nghệ, phát hiện hơn 6.000 ngôi mộ cổ

Dự án Enigma Recoveries gồm một nhóm nhà khảo cổ đã thám hiểm vào lưu vực biển Levantine ngoài khơi đảo Síp và tìm thấy 12 xác tàu đắm chứa hàng trăm cổ vật bao gồm đồ sứ Trung Quốc, bình cà phê, hạt tiêu và ống thuốc lá. Phát hiện này khiến các nhà khoa học kinh ngạc, như lạc vào “một hành tinh mới” giúp tìm hiểu thêm các tuyến đường thương mại cổ xưa buôn bán gia vị và tơ lụa từ năm 300 trước Công nguyên. 

"Kho báu"  khổng lồ từ 14 nền văn hóa và nền văn minh trên các xác tàu đắm

Tuy nhiên, chính phủ Síp đã cáo buộc công ty này với UNESCO vì “khai quật cổ vật dưới nước bất hợp pháp” và “việc khai thác dữ dội các vật thể gây ảnh hưởng lớn đến hiện trạng di tích”. 
Trong các tài liệu nộp cho Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (NASDAQ), Bộ Cổ vật Cộng hòa Síp cáo buộc Enigma Recoveries có ý định bán các cổ vật phát hiện được. 

Bình đựng cà phê của đế chế Ottoman

Tuy nhiên, Enigma Recoveries cho biết họ mong muốn khai quật cổ vật để triển lãm trong một bảo tàng công cộng lớn như một món quà cho nhân loại.  Công ty này cũng tố cáo Hải quan Síp muốn giữ lại các cổ vật để bán đấu giá công khai. Bộ Cổ vật Cộng hòa Síp phủ nhận điều này và cho biết họ đang theo dõi bộ sưu tập 588 cổ vật cùng "tình trạng bảo quản của chúng". 
Cơ quan này cho biết: “Tất cả các cổ vật được tìm thấy đã được Cục Cổ vật và Cảnh sát Cộng hòa Síp chụp lại. Chúng sẽ được các chuyên bảo quản dưới sự giám sát của Bộ Cổ vật. Ngoài ra, các hồ sơ kỹ thuật số của cuộc khai quật bất hợp pháp đã bị tịch thu, cho thấy việc khai thác dữ dội các vật thể gây ảnh hưởng lớn đến hiện trạng di tích”. 

Một đĩa sứ Trung Quốc trên tàu buôn khổng lồ Ottoman bị chìm trong hải trình từ Ai Cập tới Istanbul

Đại diện dự án Enigma Recoveries cho biết: “Chính quyền Síp không có thiện chí hợp tác với chúng tôi để khai quật và mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ vật được tìm thấy”. Công ty này cũng cam kết giữ bộ sưu tập đồ tạo tác của Ottoman để phục vụ việc nghiên cứu, giáo dục và không chấp nhận các cáo buộc “khai quật bất hợp pháp” hay “khai thác bạo lực” các vật thể. 
Đại diện Enigma Recoveries cho biết thêm công ty đã liên tục tiếp cận, làm việc từ năm 2016 với hải quan Cộng hòa Síp và giờ là Bộ Cổ vật. “'Những gì Síp muốn làm là các đồ tạo tác văn hóa Ottoman không được biết đến. Dự án của chúng tôi hoàn toàn hợp pháp. Việc các cổ vật được ghi lại cẩn thận bằng các thiết bị công nghệ cao như chụp ảnh kỹ thuật số, video HD, bản đồ quang điện ảnh 3D, photomosaics… là phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Về việc cổ vật bị Hải quan Síp tạm giữ, công này này khẳng định là do một lỗi hành chính không liên quan trong bản kê khai. Aladar Nesser, đại diện quan hệ quốc tế của Enigma Recoveries nói: “Chúng tôi sẽ nỗ lực đạt thỏa thuận hòa giải với Hải quan Cộng hòa Síp để họ trả lại các cổ vật".  
 

(Theo Daily Mail)