Duyên Dáng Việt Nam

Những cách cư xử ở đời mà bạn cần biết

Đ.D sưu tầm • 02-03-2022 • Lượt xem: 289
Những cách cư xử ở đời mà bạn cần biết

Ở đởi quan trọng nhất là cách xã giao, đối nhân xử thế. Bạn không thể sống đơn độc, lẻ loi như câu ngạn ngữ "Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân". DDVN tổng kết giúp bạn những cách cư xử quan trọng ở đời. Bạn đọc để tìm thấy thêm nhiều bổ ích, ứng dụng vào cuộc sống...

Tin và bài liên quan: 

Tháng ngày không tọa độ - Thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh

Nguyễn Hữu Hồng Minh: Thơ là lý do tồn tại

Đọc 'Vỉa từ' Nguyễn Hữu Hồng Minh: Thi ca, Kịch nghệ và sự Chuyển hóa Bản thân

Lê Trọng Phương (ĐH Bonn - Đức): Nguyễn Hữu Hồng Minh: Cầu vồng của thơ

Nghệ thuật Nguyễn Hữu Hồng Minh: Cánh hoa giữa vực thẳm và đỉnh cao

1. Cư xử với người già thì nên lễ phép.

2. Cư xử với trẻ nhỏ thì nên vui vẻ nhưng cũng cần nghiêm khắc.

3. Cư xử với cha mẹ thì nên hiếu thuận, đừng có cãi cha mẹ chem chẻm cái miệng , mà lại ngọt ngào nhẹ nhàng với người ngoài.

4. Cư xử với người mình không thích, vẫn cứ giữ những chuẩn mực. Mình không khoái người ta không có nghĩa là mình phải nặng lời hay xông vào đấm đá liên hồi. Như thế, mình lại thành kẻ vô văn hóa.

5. Cư xử với người lợi dụng mình, tốt nhất là nên từ chối rõ ràng. Để người ta lợi dụng 1 lần là lỗi của họ, để họ lợi dụng lần thứ 2 thì đó là lỗi của bạn.

6. Cư xử với với người lừa dối mình thì tuân thủ nguyên tắc "nước sông không phạm nước giếng". Tôi có thể rất yêu quý anh, rất thương anh, dành hết những điều tốt đẹp cho anh, nhưng một khi anh lừa dối thì chúng ta tạm biệt nhau mãi mãi.

7. Cư xử với người tọc mạch, tò mò thì hãy dành cho họ một nụ cười hoa hậu thân thiện... Hãy im lặng không hé môi nửa lời, càng kể người ta càng dễ thêu dệt câu chuyện của ta.

8. Cư xử với người mình thương hết lòng nhưng không thương mình, thì hãy "Buông" người đó ra. Nếu không buông được thì chỉ mình bạn nhận đau khổ thôi.

9. Cư xử lúc cáu giận thì đừng nổi cơn sân, chửi bới tầm bậy tầm bạ. Đó không phải cách giải quyết của người khôn ngoan. Nóng giận thì tốt nhất im lặng, chứ nóng giận mà tổn thương người khác thì việc còn hỏng bét hơn!

(Sưu tầm)