VĂN HÓA

Những “điều an ủi cuối cùng” trong tập truyện ngắn của Bùi Duy Phong

KP • 10-11-2020 • Lượt xem: 1414
Những “điều an ủi cuối cùng” trong tập truyện ngắn của Bùi Duy Phong

“Mỗi khi trái tim ta thổn thức, hãy để mạch cảm xúc được tuôn trào”. Đó là lời tựa ở đầu tập truyện ngắn “Điều an ủi cuối cùng” của tác giả Bùi Duy Phong. Phải chăng, tập truyện ngắn “Điều an ủi cuối cùng” là kết quả của mạch cảm xúc được tuôn trào từ vốn sống của tác giả?

Tập truyện ngắn của tác giả Bùi Duy Phong nói về “muôn hình vạn trạng” phận người trong cuộc sống. Có người tha hương cầu thực. Có người thân đơn thế côi gồng gánh nuôi con. Có người lỡ lứa quá thì tìm kiếm duyên muộn. Có người trong khoảnh khắc gần đất xa trời mong cuộc hội ngộ với tri kỷ… Mỗi người, mỗi lát cắt số phận khác biệt nhưng đều chất chứa những nỗi niềm đồng điệu. Phải là người từng trải ở đời và có một tâm hồn nhạy cảm, tác giả mới có thể diễn tả tinh tế thân phận, tâm tư của những nhân vật qua từng câu chữ.

Gói trọn trong 20 mẩu truyện ngắn, tác giả Bùi Duy Phong, “một-phận-người-quê-khác” đã chuyển tải được những xúc cảm của bản thân khi nhớ về, ngẫm lại câu chuyện đời của những con người mà anh có thể từng nghe kể, bắt gặp hoặc từng chứng kiến trong đời. Đọc tập truyện ngắn, Trần Võ Thành Văn đã từng gởi lời tỏ lòng về tập truyện của tác giả như sau: “Không bóng bẩy cầu kỳ, những câu chuyện tâm tình, những tiếng lòng thổn thức – những chiếc que diêm được thắp sáng, cháy bùng với phận sự nhỏ nhoi, soi tỏ nẻo đường chạng vạng. Nơi những số phận rời rã trở về sau cuộc mưu sinh kiếm tìm hạnh phúc. Cuộc hành hương của ánh sáng tình người, tình đời; của ánh sáng mai xa trùng trùng duyên khởi.”

Tập truyện ngắn của tác giả Bùi Duy Phong nói về “muôn hình vạn trạng” phận người trong cuộc sống. Có người tha hương cầu thực. Có người thân đơn thế côi gồng gánh nuôi con. Có người lỡ lứa quá thì tìm kiếm duyên muộn. Có người trong khoảnh khắc gần đất xa trời mong cuộc hội ngộ với tri kỷ… Mỗi người, mỗi lát cắt số phận khác biệt nhưng đều chất chứa những niềm đồng điệu. Phải là người từng trải ở đời và có một tâm hồn nhạy cảm, tác giả mới có thể diễn tả tinh tế nỗi niềm của những nhân vật qua từng câu chữ. Gói trọn trong 20 mẩu truyện ngắn, tác giả Bùi Duy Phong, “một-phận-người-quê-khác” đã chuyển tải được những xúc cảm của bản thân khi nhớ về, ngẫm lại câu chuyện đời của những con người mà anh có thể từng nghe kể, bắt gặp hoặc từng chứng kiến trong đời. Đọc tập truyện ngắn, Trần Võ Thành Văn đã từng gởi lời tỏ lòng về tập truyện của tác giả như sau: “Không bóng bẩy cầu kỳ, những câu chuyện tâm tình, những tiếng lòng thổn thức – những chiếc que diêm được thắp sáng, cháy bùng với phận sự nhỏ nhoi, soi tỏ nẻo đường chạng vạng. Nơi những số phận rời rã trở về sau cuộc mưu sinh kiếm tìm hạnh phúc. Cuộc hành hương của ánh sáng tình người, tình đời; của ánh sáng mai xa trùng trùng duyên khởi.” “Gánh cháo là cái nghiệp” Với văn phong đậm chất quê, Bùi Duy Phong đã kể về những con người rất quê. Đó là mẹ Lan “một nắng hai sương” tất tả với gánh cháo để nuôi con thành tài. Đó là mẹ Trung, người đàn bà lúc nào cũng lấy cớ “răng má yếu rồi nên má thích ăn cháo cho nhẹ bụng”. Hình ảnh tô cháo, gánh cháo trong văn Duy Phong đã trở thành “cái nghiệp”, một “cái gì đó rất thiêng liêng”, mà mỗi khi nhắc đến lại không khỏi xót xa, ngậm ngùi cho những phận người tần tảo, giàu đức hy sinh. Những người đàn bà “oằn vai gánh đôi hàng cháo như gánh hết cả nỗi cơ cực” để các con được lớn. “Đôi thúng đung đưa theo bước chân già nua, nghiêng ngả trên nẻo đường mưu sinh. “Cái gánh cháo đã song hành cùng” những người bà, người mẹ, người chị đi qua tuổi thanh xuân cho tới lúc về già. Phải chăng, Duy Phong cũng mượn câu chữ để tỏ lòng mình: “Suốt cả một quãng đời tuổi thơ gian khó, món cháo dừa, cháo đậu hay chỉ là chút cháo loãng ăn với nước mắm mà má tôi hay dậy sớm nấu giúp tôi cầm cự vượt qua những cơn đói thắt ruột của những ngày còn đi học đã tạo cho tôi thói quen này. “ Những câu chuyện về người mẹ, người chị, người em gái xuất hiện trong văn Bùi Duy Phong có thể chiếm hết 2/3 tập truyện. Điều đó đủ minh chứng cho tấm lòng yêu thương và dạt dào cảm xúc về hình ảnh phái yếu trong tâm hồn nhạy cảm của tác giả.  “Điều an ủi cuối cùng” “Điều an ủi cuối cùng” của một người, phải chăng, đó là điều mà người ta nhận ra trước lúc sắp ra đi, sắp mất một thứ gì đó, hay đón chờ một điều gì mới đang đến.  Chị Hải đón nhận duyên muộn với anh Bình trong khoảnh khắc nhận ra “tình yêu không có tuổi”. Bà Kha có dịp gặp lại ông Thành – mối tình đầu thở đôi mươi sau nửa thế kỷ đợi chờ. Vợ chồng ông Tám bán vé số cùng đồng hành, gắn bó nhau, tìm hơi ấm và sự an ủi cho nhau đến những giây cuối của cuộc đời. Đối với những phận người sa cơ, lỡ bước, tác giả luôn cầu mong, chúc phúc họ vượt lên hoặc hy vọng có ai đó kéo họ ra khỏi vũng lầy để vực họ dậy, tiến về phía trước với một niềm tin tốt đẹp hơn.  Tác giả tin rằng con gái Tâm của ông Phương – cô gái đôi mươi vào đời sẽ kịp hối lỗi vì sự vô tâm của mình với ba sau chuyến grap muộn, để an ủi phần nào tấm lòng của người cha già. “Từng vòng xe chầm chậm quay đều trên con phố khuya, nước mắt của người cha tội nghiệp cứ tuôn rơi trên đôi gò má sạm đen vì nắng gió cả một đời cho con. Trong lồng ngực, ông cứ thổn thức “Cố lên con ơi! Tương lai của con phía trước còn dài mà”. Chiếc xe băng về phía trước rẽ vào con phố với những bóng đèn đường sáng choang, bỏ lại sau lưng những quán karaoke nhấp nháy muôn màu.” Tác giả cũng gởi đôi lời mong mỏi ở cuối truyện “Tình già” về vợ chồng ông già Tám bán vé số: “Tôi cầu mong sự nghèo khó buồn tủi không còn bám lấy họ để họ được hạnh phúc bên nhau bằng cái tình già mà tôi đã từng chứng kiến trên cõi thực này.” “Điều an ủi cuối cùng” là tên của tập truyện ngắn, nhưng đồng thời cũng là tên của một truyện ngắn trong tác phẩm. Nó có lẽ là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc: Trong những phút giây mỏi mệt vì hằng hà sa số vấn đề của cuộc sống, mỗi người ở một khoảnh khắc nào đó sẽ chợt nhận ra những điều an ủi trong cuộc đời của mình.  Như khoảnh khắc bà Kha được gặp mặt ông Thành lúc gần đất xa trời: “Những giọt nước mắt chảy dài trên những khuôn mặt khi mọi người thấy ông Thành cúi xuống ôm lấy bà nấc nghẹn. Đôi mắt bà nhòa đi và lúc này nếu trái tim có ngừng đập thì bà cũng an lòng rồi. Nửa thế kỷ đợi chờ, nửa vòng trái đất xa cách để giờ đây họ lại bên nhau trong giây phút gần đất xa trời. Thời gian ơi xin hãy trôi chầm chậm để cho họ bên nhau những giây phút sau cùng, để cho những kỷ niệm ngọt ngào của mối tình đầu của họ được thổn thức.” “Mỗi người, mỗi kiếp nhân sinh. Đi và đến, tìm và gặp, nhân quả hàm súc của kiếp nhân sinh vốn dĩ vô thường, mỏng manh bay lên như ngọn khói quê nhà…” nhưng lại vấn vương muôn nẻo lòng người.

“Gánh cháo là cái nghiệp”

Với văn phong đậm chất quê, Bùi Duy Phong đã kể về những con người rất quê. Đó là mẹ Lan “một nắng hai sương” tất tả với gánh cháo để nuôi con thành tài. Đó là mẹ Trung, người đàn bà lúc nào cũng lấy cớ “răng má yếu rồi nên má thích ăn cháo cho nhẹ bụng”. Hình ảnh tô cháo, gánh cháo trong văn Duy Phong đã trở thành “cái nghiệp”, một “cái gì đó rất thiêng liêng”, mà mỗi khi nhắc đến lại không khỏi xót xa, ngậm ngùi cho những phận người tần tảo, giàu đức hy sinh. Những người đàn bà “oằn vai gánh đôi hàng cháo như gánh hết cả nỗi cơ cực” để các con được lớn. “Đôi thúng đung đưa theo bước chân già nua, nghiêng ngả trên nẻo đường mưu sinh. “Cái gánh cháo đã song hành cùng” những người bà, người mẹ, người chị đi qua tuổi thanh xuân cho tới lúc về già.

Phải chăng, Duy Phong cũng mượn câu chữ để tỏ lòng mình: “Suốt cả một quãng đời tuổi thơ gian khó, món cháo dừa, cháo đậu hay chỉ là chút cháo loãng ăn với nước mắm mà má tôi hay dậy sớm nấu giúp tôi cầm cự vượt qua những cơn đói thắt ruột của những ngày còn đi học đã tạo cho tôi thói quen này. “

Những câu chuyện về người mẹ, người chị, người em gái xuất hiện trong văn Bùi Duy Phong có thể chiếm hết 2/3 tập truyện. Điều đó đủ minh chứng cho tấm lòng yêu thương và dạt dào cảm xúc về hình ảnh phái yếu trong tâm hồn nhạy cảm của tác giả.

“Điều an ủi cuối cùng”

“Điều an ủi cuối cùng” của một người, phải chăng, đó là điều mà người ta nhận ra trước lúc sắp ra đi, sắp mất một thứ gì đó, hay đón chờ một điều gì mới đang đến.

Chị Hải đón nhận duyên muộn với anh Bình trong khoảnh khắc nhận ra “tình yêu không có tuổi”. Bà Kha có dịp gặp lại ông Thành – mối tình đầu thở đôi mươi sau nửa thế kỷ đợi chờ. Vợ chồng ông Tám bán vé số cùng đồng hành, gắn bó nhau, tìm hơi ấm và sự an ủi cho nhau đến những giây cuối của cuộc đời.

Đối với những phận người sa cơ, lỡ bước, tác giả luôn cầu mong, chúc phúc họ vượt lên hoặc hy vọng có ai đó kéo họ ra khỏi vũng lầy để vực họ dậy, tiến về phía trước với một niềm tin tốt đẹp hơn.

 Tác giả tin rằng con gái Tâm của ông Phương – cô gái đôi mươi vào đời sẽ kịp hối lỗi vì sự vô tâm của mình với ba sau chuyến grap muộn, để an ủi phần nào tấm lòng của người cha già. “Từng vòng xe chầm chậm quay đều trên con phố khuya, nước mắt của người cha tội nghiệp cứ tuôn rơi trên đôi gò má sạm đen vì nắng gió cả một đời cho con. Trong lồng ngực, ông cứ thổn thức “Cố lên con ơi! Tương lai của con phía trước còn dài mà”. Chiếc xe băng về phía trước rẽ vào con phố với những bóng đèn đường sáng choang, bỏ lại sau lưng những quán karaoke nhấp nháy muôn màu.”

Tác giả cũng gởi đôi lời mong mỏi ở cuối truyện “Tình già” về vợ chồng ông già Tám bán vé số: “Tôi cầu mong sự nghèo khó buồn tủi không còn bám lấy họ để họ được hạnh phúc bên nhau bằng cái tình già mà tôi đã từng chứng kiến trên cõi thực này.”

“Điều an ủi cuối cùng” là tên của tập truyện ngắn, nhưng đồng thời cũng là tên của một truyện ngắn trong tác phẩm. Nó có lẽ là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc: Trong những phút giây mỏi mệt vì hằng hà sa số vấn đề của cuộc sống, mỗi người ở một khoảnh khắc nào đó sẽ chợt nhận ra những điều an ủi trong cuộc đời của mình.

Như khoảnh khắc bà Kha được gặp mặt ông Thành lúc gần đất xa trời: “Những giọt nước mắt chảy dài trên những khuôn mặt khi mọi người thấy ông Thành cúi xuống ôm lấy bà nấc nghẹn. Đôi mắt bà nhòa đi và lúc này nếu trái tim có ngừng đập thì bà cũng an lòng rồi. Nửa thế kỷ đợi chờ, nửa vòng trái đất xa cách để giờ đây họ lại bên nhau trong giây phút gần đất xa trời. Thời gian ơi xin hãy trôi chầm chậm để cho họ bên nhau những giây phút sau cùng, để cho những kỷ niệm ngọt ngào của mối tình đầu của họ được thổn thức.”

“Mỗi người, mỗi kiếp nhân sinh. Đi và đến, tìm và gặp, nhân quả hàm súc của kiếp nhân sinh vốn dĩ vô thường, mỏng manh bay lên như ngọn khói quê nhà…” nhưng lại vấn vương muôn nẻo lòng người.