VĂN HÓA

Quốc gia châu Á không ăn Tết Nguyên đán

Thúy Vy • 09-01-2023 • Lượt xem: 983
Quốc gia châu Á không ăn Tết Nguyên đán

Khi tất cả các quốc gia khác bắt đầu những ngày mừng năm mới thì Nhật đã kết thúc kỳ nghỉ năm mới từ lâu. Người Nhật đón năm mới vào ngày 1 tháng 1 dương lịch và gọi đây là ngày đầu năm mới (Ganjitsu). Các gia đình được nghỉ ngơi và tất bật dọn dẹp, trang trí, chuẩn bị những món ăn đặc sắc, tổ chức tiệc tùng, sắm sửa mọi thứ... để chào đón một năm mới sắp đến.

Lịch âm Trung Quốc được sử dụng ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên nhưng đã kết thúc vào năm 1873. Qua nhiều thế kỷ, Nhật Bản đã đón Tết Nguyên Đán cùng với Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng giờ đây việc này đã biến mất hoàn toàn tại Nhật Bản.

Năm 1873, như một phần của Cách mạng Duy Tân, Nhật Bản đã áp dụng lịch Gregorian (dương lịch) với hy vọng bắt kịp với phương Tây. Vào giai đoạn đó, thái độ của đa số giới thượng lưu Nhật Bản là coi phong tục Á Đông thua kém phương Tây và cản trở sự phát triển của đất nước, trong đó có Tết Nguyên đán. Họ cho rằng bỏ ngày này sẽ bớt nghỉ lễ, tập trung làm việc, tăng sản lượng quốc gia, phát triển kinh tế... 

Từ đó, Nhật Bản đã quyết định áp dụng lịch Gregorian, đơn giản là trùng lặp các sự kiện của âm lịch với dương lịch. Vì vậy, Ganjitsu - ngày đầu tiên của năm âm lịch rơi vào ngày 1 tháng 1, tức là ngày đầu tiên của năm dương lịch. Do đó, ngày đầu năm mới ở Nhật Bản sớm hơn các nước láng giềng khoảng 1 tháng.

Trong khi đó, năm 1912, Trung Quốc áp dụng chính sách kép, dùng lịch dương cho mọi thứ trừ các ngày lễ truyền thống (tính theo âm lịch). Nhiều nước khác trong khu vực cũng áp dụng cách tính tương tự như Trung Quốc. Ban đầu, nhiều người Nhật phản đối kịch liệt việc bỏ Tết Nguyên đán và tiếp tục ăn Tết Nguyên đán cho đến những năm 1900, đặc biệt là ở vùng nông thôn ở Nhật Bản. Nhiều người cho rằng thực tế Tết  m lịch rơi vào đầu mùa xuân ở Nhật Bản, khi thời tiết đã trở nên ấm áp còn Tết Dương lịch lại có tiết trời se lạnh, không thích hợp để đón năm mới. Tuy nhiên, cuối cùng thì lịch âm đã hoàn toàn biến mất khỏi cuộc sống hàng ngày tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, vẫn còn những dư âm của lễ mừng năm mới sau Tết Nguyên đán ở Nhật Bản, dành cho du khách muốn tìm hiểu. Ví dụ, Lễ hội mùa xuân kéo dài 15 ngày ở Yokohama, nơi người dân địa phương tổ chức múa lân, xem diễu hành lễ hội và xem đèn lồng vào ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội.

Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên không đón Tết Nguyên đán

Người Nhật tin vào việc thờ cúng các vị thần nên trang trí rất nhiều vật dụng để đón các vị thần vào nhà trong đêm giao thừa cầu một năm thuận hòa, bình an. Dù là ngày lễ lớn trong năm nhưng Tết Nhật Bản, người dân chỉ được nghỉ 4 ngày, từ 31/12 đến 3/1. Ngày 4/1, các văn phòng, công sở hoạt động lại bình thường.

Tháng Giêng ở Nhật Bản được gọi là "Oshougatsu" nghĩa là "chính nguyệt". Tết cổ truyền của Nhật Bản có tên gọi là “Oshougatsu” bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần của Năm mới Toshigamisama, người tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và thịnh vượng. Trước đây, khi Nhật Bản vẫn tổ chức Tết Nguyên đán như các nước châu Á khác, Oshogatsu được dùng để gọi là lễ chào mừng năm mới, tuy nhiên, sau này Nhật Bản chuyển sang Tết dương lịch, tức là ngày mồng một tháng giêng âm lịch - một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm, là dịp để các thành viên trong gia đình gần xa cùng nhau sum họp, chúc tết. 

Tết Oshogatsu diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng Giêng. Người Nhật thường chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 12. Vào những ngày này, mọi nhà đều dọn dẹp, chuẩn bị đồ dùng và trang hoàng nhà cửa để đón năm mới. Ngày đầu tiên của tháng Giêng là một ngày vô cùng quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới. Người Nhật tin rằng ngắm mặt trời mọc vào ngày này là điều tốt nhất nên làm để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt lành. Tết Nhật Bản có nét tương đồng với các nước phương Đông nhưng cũng có những phong tục tập quán đặc trưng với nhiều nghi thức đặc sắc và mang phong cách riêng của một đất nước châu Á giàu truyền thống.

Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có truyền thống đón Tết Nguyên đán, cùng với Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mông Cổ, Malaysia, Triều Tiên, Singapore,... Ở các nước khác trong khu vực, Tết Nguyên đán tuy không là ngày lễ chính thức nhưng nó được tổ chức trên khắp đất nước, chẳng hạn như ở Thái Lan.

Tháng Giêng ở Nhật Bản được gọi là "Oshougatsu" nghĩa là "nhính nguyệt".