Duyên Dáng Việt Nam

Sức khỏe bị ảnh hưởng như thế nào khi uống nước ở các mức độ nhiệt độ khác nhau?

Anh Kiệt • 26-07-2019 • Lượt xem: 3115
Sức khỏe bị ảnh hưởng như thế nào khi uống nước ở các mức độ nhiệt độ khác nhau?

Mỗi ngày, chúng ta đều uống nước, nhưng ít người biết được nên uống ở nhiệt độ nào cho đúng!

Một câu hỏi đặt ra là uống nước nóng tốt hay nước lạnh tốt? Thực tế, mỗi người lại có sở thích khác nhau.

Nước lạnh: 2-10 ° C

Nhiệt độ của nước lạnh thường là dưới 10 ° C và nước lạnh thay đổi tùy theo lượng nước đá, thường là 0 ° C. Loại nhiệt độ nước này rất khác với nhiệt độ cơ thể con người nên sẽ gây ra phản ứng sinh lý mạnh sau khi uống.

Sau khi nước lạnh vào cơ thể, tới các mạch máu trên bề mặt trong miệng, thực quản và dạ dày mà nước tiếp xúc sẽ nhanh chóng bị co lại, sự lưu thông máu cục bộ khi tiếp xúc với nước đá sẽ bị chậm lại.

Vì các mạch máu của đường tiêu hóa vốn dĩ đang chịu nhiệm vụ quan trọng là hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng, khi lưu thông máu chậm lại, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu.

Do đó, khi ăn, các bác sĩ khuyên bạn không nên uống nước đá và đồ uống có đá dưới 10 ° C, vì nó không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đặc biệt là những người có chức năng tiêu hóa yếu, có thể gây ra sự tích tụ thức ăn, khó chịu ở đường tiêu hóa và các khó chịu khác.

Hình minh họa

Nước lọc mát: 20-30 ° C

Thông thường, chúng ta thường uống loại nước này là phổ biến nhất, đây là nước ở nhiệt độ phòng, không nóng, không lạnh, theo điều kiện thời tiết thời điểm đó, nhiệt độ chung là khoảng 20-30 ° C.

Nhiệt độ nước này thực sự là thích hợp nhất để uống. Trước hết, nước gần với nhiệt độ cơ thể con người, không làm kích thích đường tiêu hóa sau khi uống, và không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, nước này được cho là hơi thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút, chúng sẽ cần được cơ thể "làm ấm" trước khi hấp thụ.

Theo nghiên cứu của Đại học Washington, quá trình "làm ấm" nước đến nhiệt độ cơ thể đòi hỏi phải đốt cháy calo.

So với những người uống nước lạnh, thì việc uống nước lọc (ở nhiệt độ phòng) có thể tiêu thụ thêm 80 calo mỗi ngày, tương đương với lượng calo của 1 quả trứng luộc, hai quả cam hoặc nửa bát cháo. Điều này có thể giúp ích dù không nhiều cho những người kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn kiêng và duy trì việc giảm cân.

Ngoài ra, sau khi bị bệnh, sốt hay tập thể dục, nhiệt độ nền của cơ thể sẽ tăng lên, và để duy trì nhiệt độ cơ thể và các chức năng sinh lý bình thường, mọi người phải giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách đổ mồ hôi. Trong lúc này, uống nước lọc sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể nhanh hơn, đồng thời bổ sung chất lỏng cho cơ thể.

Nghiên cứu y học thể thao Mỹ chứng minh rằng, uống nước lọc trong khi tập thể dục có thể duy trì ổn định nhiệt độ lõi tốt hơn và chơi thể thao sẽ cho kết quả tốt hơn.

Nước ấm: 40-50 ° C

Nước ấm, là loại nước mà khi chúng ta uống, nó có cảm giác ấm nhưng không nóng, thường là 40-50 ° C. Do bề mặt miệng và thực quản của chúng ta được bao phủ bởi màng nhầy, nhiệt độ sinh lý bình thường là 36,5-37,5 ° C và nhiệt độ ăn uống phải được duy trì ở 10-40 ° C để duy trì các chức năng sinh lý bình thường.

Nhiệt độ cao nhất có thể chịu được 50-60 ° C.

Nước ấm có thể thúc đẩy lưu thông máu và giúp tiêu hóa. Ngoài ra, nó có thể làm giảm đau thần kinh như đau nửa đầu và đau bụng kinh, khiến mọi người cảm thấy thoải mái.

Y học Trung Quốc cho rằng nước có thể nuôi dưỡng âm, nhiệt có thể làm ấm và tăng dương trong cơ thể, từ đó coi nước ấm cũng là thứ rất tốt cho sức khỏe.

Nước nóng: 70-80 ° C

Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Ung thư Quốc tế đều cho rằng uống đồ uống nóng trên 65 ° C sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Là sao để biết khi nào là nước trên 65° C, đó là nước sử dụng nước sôi để pha trà, mới chỉ để trong một thời gian mà đã uống ngay thì có khi nhiệt độ nước khoảng 70 ° C.

Súp/cháo/nước lẩu nóng vừa được lấy trong nồi lẩu là khoảng 80 ° C.

Nhiệt độ của cà phê pha bằng máy pha cà phê là khoảng 95 ° C. Do đó, "uống nước nóng" thực sự không phải là thuốc chữa bách bệnh, nhưng nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Nhiều người ăn đồ nóng, cảm thấy miệng và lưỡi không thoải mái, phản ứng đầu tiên là không nhổ ra, mà chỉ nhai nhai vài lần trong miệng và nuốt, thực tế, đây là một thói quen rất xấu.

Điều quan trọng cần biết là các tế bào biểu mô trên bề mặt thực quản mỏng manh hơn nhiều so với khoang miệng và khi chúng ta nuốt đồ ăn uống nóng vào miệng mà không làm nguội trước thì sẽ làm cho thực quản bị tổn thương.

Trước khi uống nước, hãy thử chạm vào môi trước. Nếu môi bạn cảm thấy nước nóng, đừng bao giờ uống chúng, hãy chắc chắn rằng đồ ăn phải nguội hơn bạn mới nuốt vào.