Đây không phải là một ngôi nhà ở nhỏ, nhưng cũng không phải là một công trình lớn! Vượt qua chức năng của một nhà trưng bày bình thường, thì Nhà trưng bày di tích Mỹ Sơn là một công trình kiến trúc đáng để chú ý.
Trên đường từ Đà Nẵng tới thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng
Chạm vào cửa ngõ Mỹ Sơn, tôi đã ngắm nghía rất lâu công trình này cùng cảnh quan xung quanh trước khi đi vào khu đền tháp. Đúng như tôi nghĩ, kiến trúc của nó mang một dáng vẻ của kiến trúc Nhật Bản hiện đại. Tôi cảm nhận điều đó với hình khối đơn giản, khúc chiết; với bộ mái mỏng và vươn xa; với sự đơn giản của chi tiết; với thủ pháp chiếu sáng nội thất… Nhưng cũng với cá nhân tôi, thật khó lý giải bằng lý thuyết hay những đặc điểm, cấu tạo kiến trúc như thế! Kiến trúc Nhật là vậy chăng khi bậc thầy của kiến trúc hiện đại Nhật Bản Kenzo Tange đã nói rằng: “Hãy quên đi truyền thống, đập nát nó đi, biến truyền thống vào trong máu thịt mà sáng tác!”
Hãy thử tạm đặt những ý kiến bất đồng (dù tất cả đã cũ) sang một bên, thử nhìn “riêng” công trình một chút. Công trình tuy có mặt bằng tương đối lớn nhưng trải dài theo phương ngang nên đã tự làm “khiêm tốn” đi rất nhiều. Về mặt quy hoạch và vị trí, nó không thể ảnh hưởng tới quần thể đền tháp Mỹ Sơn; bởi mặc dù ở ngay lối vào nhưng còn cách rất xa và nếu ai đặt chân đến nơi này đều thấy rõ điều đó. Ở một góc nhìn khác, với vai trò và chức năng như vậy, công trình phải ở cửa ngõ là điều đương nhiên.
Mặt bằng tổng thể công trình.
Công trình nhà trưng bày nhìn từ phía lối vào.
Công trình nhà trưng bày nhìn từ phía trong.
Phải nói rằng đây là một công trình có nhiều giải pháp tốt trong việc tổ hợp hình khối kiến trúc, sử dụng vật liệu, xử lý kỹ thuật cũng như tổ chức cảnh quan; cho cảm giác đầy lôi cuốn, ấn tượng. Một trong những yếu tố không mới nhưng hiệu quả là đưa thiên nhiên và cây xanh vào công trình tạo nên cảm giác gần gũi, tránh được sự khô cứng của hình khối và chất liệu kiến trúc. Cây xanh được đan xen và trồng ngay chân công trình tạo nên hiệu quả, trở thành một phần của tạo hình mặt đứng.
Vật liệu ở chân công trình là… cây xanh
Nương vào dòng suối và rừng cây xanh ở phía sau, công trình có bố cục trải dài, thân thiện với thiên nhiên và hòa nhập cùng khung cảnh. Hình khối khá mạnh nhưng đường nét lại thanh thoát tạo nên một sự cân bằng, hài hoà của bản thân công trình cũng như với tổng thể. Mang dáng dấp của một kiến trúc hiện đại Nhật Bản, công trình vẫn có những yếu tố bản địa của Việt
Đặc biệt, lối lên sảnh chính, thay vì một backdrop với tượng, phù điêu hoặc một bố cục sắp đặt trưng bày như nhiều công trình bảo tàng, nhà trưng bày khác; mà là một… khoảng trống nhìn ra con suối và rừng cây phía sau. Hai khối kiến trúc chính nằm hai phía: Bên trái là phòng trưng bày, bên phải là phòng hội thảo và các phòng làm việc, kho. Tại phòng trưng bày có 8 hiện vật gốc của Mỹ Sơn gồm các thể loại: Bia đá, Linga, Bò thần Nandin, Trụ cửa, Chóp tháp. Toàn bộ kết cấu bao che bên ngoài được xây bằng đá viên, xếp thành một bức tường hoa thoáng về cả yếu tố thị giác và vật lý. Đây là một giải pháp phù hợp với khí hậu nóng ẩm, thiên nhiên khắc nghiệt nơi này. Trên đỉnh tường sát mái là một hệ cửa chớp chạy băng suốt với những lá chớp theo phương đứng… Xung quanh khối kiến trúc là một hàng hiên rộng. Và trên cùng là một hệ mái rất mỏng, vươn xa tới 3m đầy bay bổng. Là công trình trưng bày và có những hiện vật trưng bày trong nhà; nhưng ở đây, chiếu sáng tự nhiên lại là chủ đạo. Ánh sáng được khai thác qua những băng cửa sổ dài trên mái đủ cho không gian bên trong và tạo nên một hiệu quả cho không gian nội thất đầy ấn tượng. Công trình không sử dụng điều hòa nhiệt độ.
Kết cấu bao che tường xây bằng đá nguyên khối rất tỉ mỉ và công phu. Phía trên là hệ cửa thoáng.
Sảnh chính nằm giữa hai khối phòng, phía sau mở ra khoảng không gian rộng mát của dòng suối và cây xanh.
Mô hình phức hệ kiến trúc Mỹ Sơn ở phòng trưng bày.
Nột thất phòng trưng bày
Phải chăng những đường phương vị ngang chạy dài trên mặt đứng, cùng với những màu sắc trung tính đã tạo nên một sự trầm lắng tĩnh tại, chất thiền Nhật Bản? Phải chăng cái đơn giản nhưng thực ra là một sự tính toán kỹ lưỡng đã tạo nên một phong cách Nhật?
Có ai đó cho rằng: Không cần Nhà trưng bày Mỹ Sơn nữa, bởi bản thân Mỹ Sơn đã là một trưng bày ngoài trời, một bảo tàng rồi. Còn nếu cần một bảo tàng theo đúng nghĩa công trình, thì ở Đà Nẵng đã có Bảo tàng điêu khắc Chăm. Dựng một công trình trưng bày ở Mỹ Sơn nữa là thừa. Tôi không nghĩ vậy! Với một phức hệ như Mỹ Sơn, với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa – tâm linh, thì một kiến trúc như Nhà trưng bày Mỹ Sơn là cần thiết để người ta tiếp cận một bước trước khi đến với những kiến trúc đổ nát đang phơi mình dưới nắng mưa… Hơn nữa những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy Thánh địa Mỹ Sơn còn nhiều bí ẩn chưa được nghiên cứu hết, và đã có hàng nghìn hiện vật thu được từ các cuộc khai quật cần một nơi để lưu trữ, nghiên cứu hay trưng bày. Rõ ràng không phải tất cả đều có thể để nguyên tại “bảo tàng ngoài trời”
Lại có ý kiến cho rằng: Tại sao không làm một nhà trưng bày ở Mỹ Sơn với phong cách đền tháp Chăm-pa để cho gần gũi, đỡ lạc lõng? Về vấn đề hình thức, phong cách kiến trúc hẳn cũng có nhiều quan điểm… Nhưng tôi cho rằng: Những đền tháp Mỹ Sơn đã là kiệt tác rồi, chẳng nên bắt chước theo nữa làm gì!
Công trình là một kết quả hợp tác và cũng là sự kết hợp kiến trúc hiệu quả giữa một phong cách Nhật Bản đương đại với tính bản địa, đặc biệt trong vấn đề khí hậu và tiết kiệm năng lượng.
Mô phỏng hình tượng Tháp Chăm với mô hình bằng gỗ chứa hiện vật gốc Linga trong lòng
Phòng chiếu phim và hội thảo
Cầu thang ngoại thất ra hiên sau.
Hiên sau nhà trưng bày; cũng như phía trước mái hiên sau vươn ra tới 3m.
Nhà trưng bày di tích Mỹ Sơn là công trình nằm trong “Dự án nâng cấp khu vực cảnh quan di tích Mỹ Sơn" do Nhật Bản tài trợ. Công trình có diện tích 1200m2, với trang thiết bị và hệ thống thông tin hiện đại; được khánh thành ngày Chức năng của công trình là: (1) Thông qua phần trưng bày, thông tin được cung cấp một cách khái quát đến người tham quan (2) Thu thập và bảo quản các di vật của di tích Mỹ Sơn, (3) Thu thập những văn bản liên quan đến di tích Mỹ Sơn và cung cấp cho các nhà nghiên cứu. Quan điểm thực hiện dự án: Hiện chưa có địa điểm nào giới thiệu về khu di tích ở gần đó, vì vậy khách tham quan rất khó để hiểu rõ về khu di tích này. Nhà trưng bày này được hoàn thành sẽ giúp cho quan khách có thể có hiểu biết cơ bản về cấu trúc khu di tích và nền văn hóa Chămpa ngay trước khi vào thăm khu di tích như là một "Cơ sở giáo dục - văn hóa". |