Duyên Dáng Việt Nam

Về một hiện tượng hội họa

Họa sĩ Trần Lưu Mỹ • 12-09-2021 • Lượt xem: 1925
Về một hiện tượng hội họa

Tác phẩm nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng là đi từ cái Tôi sáng tác sang cái Tôi người thưởng thức cộng hưởng bằng sự trải nghiệm.

Tin và bài liên quan: 

Họa sĩ Ca Lê Thắng: 'Mỹ thuật luôn cần những ngọn gió mới' 

'Họa sĩ Trần Hải Minh: 'Hội họa thực sự là một cái gì đó rất ê chề'

Trần Đán: Điêu khắc Đào Châu Hải, một bước ngoặc trong nghệ thuật Việt Nam

Nhà phê bình Nguyễn Quân: Họa sĩ Đinh Phong: Tốc lực nghệ thuật

Hội họa hiện đại: cần 'cảm' hay 'hiểu' một tác phẩm nghệ thuật?

Đây là một trong những bức tranh (Phôi) của Đinh Phong mà tôi thích. Nhưng để trả lời vỉ sao thích thì rất khó và có thể rất dài dòng. Bởi lẽ cảm nhận nghệ thuật phải bằng cái vốn văn hóa, sự nhận biết, trải nghiệm... và cộng hưởng nhiều thứ nữa. Cảm nhận cái đẹp của bức tranh giống như bạn thích khi ngắm cô gái đẹp và thật khó nói liền lúc ấy thích bởi vì sao?

Cái đẹp chỉ biết rõ ràng là Thích nhưng bàn sâu hơn nữa lại là Câu chuyện rất dài. 


Các bạn trẻ đến xem triển lãm "Giấc mơ siêu thực" của họa sĩ Đinh Phong tại Bảo tàng Nghệ thuật TP.HCM.

Thử nói về thế giới tranh Đinh Phong. Cấu trúc, độ tương phản và cả những hoạt bút chẳng hạn, tất cả những cái ấy trong tranh anh tạo nên bố cục gây cảm xúc cho tôi. Tác phẩn nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng là đi từ cái Tôi người sáng tác sang cái Tôi người thưởng thức cộng hưởng bằng sự trải nghiệm.

Khái niệm "giấc mơ siêu thực" thì tôi thấy có vấn đề. Như trong một bài viết về họa sĩ Đinh Phong, nhà phê bình Trần Đán đã đưa ra câu hỏi thử giải mã "giấc mơ" thường đã là không thực! Vậy ở đây, trong triển lãm này họa sĩ còn thêm phần "siêu thực" nữa! Tôi cũng chưa định rõ thực nó là cái gì? Nhưng chắc chắn là anh muốn hướng đến có một cái gì đấy! 


Họa sĩ Trần Lưu Mỹ (giữa) đang trao đổi với các họa sĩ Ca Lê Thắng, Điêu khắc gia Đào Châu Hải và nhà sưu tập Mai Gallery tại triển lãm "Giấc mơ siêu thực". 

Tuy vậy, xem tranh và tượng Đinh Phong, tôi đã có sẵn hai ý rất rõ:    

Để trở thành một Họa sĩ, cần có một giọng điệu, một phong cách. Và để tình thành phong cách riêng hay giọng riêng ấy nhiều khi phải mất cả đời; thậm chí cả đời cũng chưa chắc tìm ra. Nhưng với họa sĩ Đinh Phong thật bất ngờ chỉ trong một thời gian ngắn anh đã tìm được. Do trời cho hay chính những năm tháng trải nghiệm, tích tụ để có được ngày hôm nay tiềm thức đã bộc lộ ra. Đó là cái được của họa sĩ Đinh Phong. 

Điều thứ 2 là, họa sĩ Đinh Phong có phẩm chất rất tốt là ngay từ lúc xuất hiện, lập tức anh nhảy thẳng vào trung tâm hội họa hay thuần hội họa. Thường để đi đến sự thuần khiết của hội họa, của nhận thức là rất khó, tôi nghĩ là yếu tố trời cho. 


Họa sĩ Trần Lưu Mỹ đang phân tích về kỹ thuật trong tranh Đinh Phong với phóng viên Truyền hình chương trình "Kiến thức gia đình". 

Sau 2 triển lãm ở Hà Nội và TP.HCM, tôi nghĩ, Đinh Phong như mọi người đã nói, là 1 hiện tượng. Nhưng Tôi vẫn mong rằng Đinh Phong sẽ phát triển thêm dòng (Giấc mơ siêu thực) này hay nhiều dòng khác nữa, sẽ dài hơi hơn nữa. 

Mong anh sẽ làm được điều đó!   

-------

Chú thích ảnh chính: Phôi - Tranh họa sĩ Đinh Phong - Kính thước: 90X150cm / Chất liệu: Oil + Acrylic trên Canvas / Sáng tác 2021. 

Ng.H.H.Minh (ghi)