Duyên Dáng Việt Nam

3 sự thật thú vị về Tết trung thu của châu Á

Quyên Hà. • 26-08-2020 • Lượt xem: 2003
3 sự thật thú vị về Tết trung thu của châu Á

Mùa Trung thu đang đến rất gần, cũng là thời điểm để thưởng thức hương vị bánh trung thu và quây quần bên những người thân yêu.

 

Dù mỗi năm chúng ta đều chúc mừng ngày lễ truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc này, còn rất nhiều điều thú vị về Trung thu mà có thể không phải ai cũng biết. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về nguồn gốc ngày lễ Trung thu đầu tiên và sự ra đời của những chiếc bánh đầy ý nghĩa.

Ăn mừng vụ mùa bội thu

Những ngày lễ Trung thu đầu tiên trong lịch sử có xuất xứ từ Trung Quốc, nguồn gốc ra đời của nó được biết là có liên quan chặt chẽ đến thời điểm thu hoạch mùa màng. Ngày tết Trung thu đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỷ 16 dưới Thời nhà Thương, là dịp các gia đình tụ tập lại với nhau để cảm tạ trời đất và cầu nguyện cho tương lai tốt đẹp hơn. Người Khách Gia đã chọn một ngày để cầu nguyện thần núi cho họ những vụ mùa bội thu, trong khi Người Bách Việt (Tổ tiên trực tiếp của người Việt và một số dân tộc thiểu số Việt Nam và Trung Quốc) tổ chức lễ này để cảm tạ Thần Rồng đã ban tặng những trận mưa cho mùa màng của họ. Tuy nhiên, lễ hội này chỉ thật sự phổ biến vào khoảng năm 618 Trước Công Nguyên, dưới thời nhà Đường, khi Hoàng Đế Đường Huyền Tông (hay Đường Minh Hoàng) tổ chức những lễ hội chính thức, sau khi ông đến thăm Nguyệt Lâu hay Cung điện Mặt trăng.

Người Trung Hoa cầu nguyện trong trang phục truyền thống ngày Lễ Trung thu. Nguồn: Visit Beijing

Mặt trăng có vị trí quan trọng trong lễ hội này, vì Trung thu được tổ chức chủ yếu vào những ngày trăng mùa gặt ở Đại Lục Trung Hoa, Hong Kong, Đài Loan, Việt Nam và các vùng thuộc địa khác của Trung Quốc. Hằng Nga, Nữ thần bất tử của mặt trăng được người Trung Quốc tôn sùng, vì họ cho rằng sự kết hợp của nước và ánh trăng là biểu tượng của sự hồi sinh. Truyền thuyết về Hằng Nga bay lên cung trăng bắt nguồn từ Trung Quốc thường xoay quanh thuốc trường sinh bất lão và chuyện tình của Hằng Nga và người chồng của mình là Dương Tiễn, người trong một số truyện được gắn với nhân đức, trong một số truyện lại bị cho là ác độc.

Về những chiếc bánh Trung thu, có truyền thuyết rằng những cuộc cách mạng của Nhà Minh nhằm lật đổ sự thống trị của quân xâm lược Mông cổ vào cuối thời nhà Nguyên có sự giúp sức của những chiếc bánh. Minh Thái Tổ và quân sư của ông khi đó đã lan truyền tin đồn về một loại bệnh dịch mà chỉ những chiếc bánh trung thu đặc biệt mới chữa được. Những chiếc bánh này thật ra ẩn giấu những tờ giấy chứa thông điệp trong nhân hoặc trên vỏ, đây được cho là tiền thân của những chiếc “fortune cookies” hay bánh may mắn rất phổ biến trong các nhà hàng Trung Hoa hiện nay. Một hộp gồm 4 chiếc bánh với thiết kế đặc biệt sẽ được cắt thành 16 miếng, đóng vai trò là 16 miếng ghép để ghép lại thành một thông điệp bí mật. Sau đó người được nhận sẽ tiêu hủy thông điệp bằng cắt ăn luôn bánh.

Bánh trung thu các vùng miền

Bánh trung thu Indonesia thường dùng vỏ dẻo Quảng Đông với nhân truyền thống đa dạng từ nhân ngọt cho đến nhân gà quay, vịt quay, lợn quay, nấm và cả nhân 4 trứng muối tượng trưng cho 4 kỳ trăng. Bột bánh cũng có thể được đúc vào khuôn hình cá hay heo, thường được các tiệm bánh trưng bày và bán trong những chiếc giỏ nhỏ, tượng trưng cho sự may mắn của việc bắt được đầy rổ cá hay nuôi được nhiều heo.

Bánh trung thu hình con heo Indonesia được treo trong những chiếc giỏ mô phỏng heo bán ngoài chợ. Nguồn: Pinterest

Bánh trung thu kiểu Tô Châu hoặc Đài Loan lại thường có vỏ nghìn lớp từ bột chiên thay vì bột dầu. Kích cỡ của bánh này thường nhỏ hơn bình thường, hương vị thơm ngon khi ăn nóng, với nhân làm từ thịt heo băm nhỏ hoặc muối và tiêu. Bánh kiểu Ninh Ba thì lấy cảm hứng từ bánh Tô Châu, nổi tiếng cay và mặn với nhân rong biển và thịt xông khói.

Bánh của Đài Loan thường là bánh mochi với nhân đậu đỏ và các loại nhân ngọt, ngoài ra còn có nhân khoai môn trứng muối. Gần đây còn phổ biến vỏ bánh mềm như tart trứng Hong Kong nổi tiếng, mặc dù nhìn bên ngoài có cảm giác như bánh chưa chín kỹ. Bánh trung thu Vân Nam lại được làm từ hỗn hợp bột gạo, lúa mì và kiều mạch với phần lớn là các loại nhân ngọt.

Văn hóa, truyền thống và lễ hội

Tại Malaysia và Singapore cũng như nhiều nước châu Á khác, lễ Trung thu còn được gọi là Lễ hội lồng đèn. Người dân nhiều nước còn trang trí đèn lồng rất đẹp với màu sắc bắt mắt, một số nơi còn viết cả câu đố lên chúng. Điểm chung của các nước là đều có biểu diễn múa Lân, múa Rồng và những con đường treo lồng đèn hai bên, đặc biệt là miền nam Trung Quốc và Việt Nam.

Trong khi Tết Trung thu ở Việt Nam được tổ chức chủ yếu cho các cháu thiếu nhi rước đèn và phá cỗ, Đài Loan coi đây là ngày lễ Quốc gia, mọi người đều được nghỉ để gia đình và bạn bè có thể quây quần bên những chiếc bếp nướng ngoài trời. Hong Kong và Ma Cao thì chỉ chỉ định ngày sau ngày Trung thu làm ngày lễ quốc gia vì người dân thường tổ chức tiệc vào tối 15 tháng 8 âm lịch.

Thả đèn trời tại Lễ hội lồng đèn Đài Loan. Nguồn: CNN

Đối với các bộ lạc thiểu số Trung Hoa, lễ Trung thu được tổ chức theo cách đặc biệt của riêng họ. Người Hàn thiểu số ở Châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên đón chào ngày lễ bằng cách làm một “ngôi nhà trăng tròn” hình nón từ cành thông khô, sau đó ngắm nhìn ánh trăng từ bên trong. Tộc người Bố Y phía nam Trung Quốc thì gọi đó là Lễ hội cầu nguyện mặt trăng và sẽ cầu nguyện cho tổ tiên, dùng bữa cùng nhau và để bánh gạo ở lối vào cho Thần mặt trăng.