Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh về nội tiết tố. Khi bị tiểu đường quá trình chuyển hóa đường trong máu sẽ bị rối loạn khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Nhiều người lầm tưởng rằng căn bệnh này chỉ có ở người lớn, thật không may, trẻ em và trẻ vị thành niên (10-19 tuổi) cũng là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường.
Các loại tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên
Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 là những tình trạng khác nhau, nhưng cả hai đều ảnh hưởng đến việc sử dụng insulin của cơ thể. Mặc dù loại 1 phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi, cả hai loại đều có thể ảnh hưởng đến trẻ em và trẻ vị thành niên.
1. Tiểu đường type 1
Trẻ em và trẻ vị thành niên thường mắc tiểu đường type 1 nhiều hơn type 2. Đó là tình trạng tự miễn dịch trong đó các tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy, dẫn đến sản xuất không đủ insulin và gây ra lượng đường trong máu cao.
Bệnh tiểu đường loại 1 có thể có ở mọi lứa tuổi, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, nhưng độ tuổi trung bình được chẩn đoán là 13 tuổi. Ước tính 85% tất cả các chẩn đoán type 1 xảy ra ở những người dưới 20 tuổi.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2018, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 đang gia tăng ở trẻ em và trẻ vị thành niên, với khoảng 22,9 trường hợp mắc mới mỗi năm trên một nghìn trẻ em dưới 15 tuổi.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 1 có thể là do di truyền hoặc do một số loại vi rút.
Đối với loại tiểu đường này, không chữa khỏi được, phải điều trị bằng cách sử dụng insulin suốt đời, theo dõi lượng đường trong máu, cũng như quản lý chế độ ăn uống và tập thể dục, để giúp giữ mức đường huyết ổn định trong phạm vi cho phép.
2. Tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể của con bạn xử lý đường (glucose). Nếu không được điều trị, chứng rối loạn này sẽ khiến lượng đường tích tụ trong máu, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về lâu dài.
So với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 ít hơn ở trẻ em - thanh thiếu niên và ít hơn so với người lớn. Loại này, thường gặp ở những trẻ em bị thừa cân, béo phì.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết rằng béo phì ảnh hưởng đến khoảng 18,5% trẻ em và trẻ vị thành niên từ 2–19 tuổi ở Hoa Kỳ trong năm 2015–2016.
Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em xảy ra chủ yếu do di truyền (hơn 75%), do ăn uống không lành mạnh hoặc do sống chung với người bị bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trong gia đình có người bị bệnh tiểu đường type 2 thì trẻ em cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh.
Chẩn đoán sớm và điều trị đối với trẻ em mắc bệnh tiểu đường là điều cần thiết. Trong khi bệnh tiểu đường type 1 biểu hiện các triệu chứng nhanh chóng trong vòng vài tuần thì các triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 lại phát triển chậm theo thời gian. Và các triệu chứng này ở trẻ nhiều lúc rất khó phát hiện. Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý thật kĩ những triệu chứng bất thường của trẻ, để phát hiện xem con có không may mắc bệnh tiểu đường hay không. Nếu gặp những triệu chứng sau đây, nên nhanh chóng đến thăm khám tại bệnh viện và các cơ sở y tế.
10 triệu chứng của bệnh tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên:
1. Thường xuyên đi tiểu hoặc khát nước quá mức
Đi tiểu nhiều lần hoặc khát quá mức là triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường ở trẻ em. Khi trẻ mắc bệnh, có sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể gây ra tình trạng khát nước quá mức, ngay cả khi chúng đã uống thứ gì đó một phút trước đó.
Nguyên nhân là do đường bị tích tụ nhiều trong máu khiến thận phải làm việc liên tục ở cường độ cao để có thể lọc và hấp thụ hết lượng đường bị dư thừa. Và lúc này, lượng đường dư thừa ấy sẽ được bài tiết ra ngoài cùng với nước tiểu. Trẻ bị tiểu đường sẽ phải đi tiểu thường xuyên dẫn đến mất nước. Một khi mất nước, chúng sẽ uống nhiều hơn để bù lại và càng đi tiểu nhiều hơn.
2. Nhanh đói
Nếu bạn quan sát thấy con mình lúc nào cũng đói, thậm chí một lượng thức ăn quá lớn cũng không thể đáp ứng đủ, hãy hỏi ý kiến chuyên gia y tế vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu hụt insulin khiến cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, và sự thiếu hụt năng lượng này làm tăng cảm giác đói.
3. Sút cân không rõ nguyên nhân
Một triệu chứng khác của bệnh đái tháo đường ở trẻ em là sụt cân không rõ nguyên nhân. Trẻ em mắc bệnh tiểu đường có xu hướng sụt cân nhiều trong thời gian rất ngắn. Điều này là do, khi quá trình chuyển đổi glucose thành năng lượng bị hạn chế do sản xuất insulin thấp, cơ thể bắt đầu đốt cháy cơ bắp và chất béo dự trữ để lấy năng lượng, gây ra tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân.
4. Hơi thở có mùi trái cây
Hơi thở có mùi trái cây là do nhiễm xeton do đái tháo đường (DKS), một tình trạng phát sinh do cơ thể thiếu insulin. Nó được coi là một triệu chứng tiểu đường gây tử vong ở trẻ em. Khi không có glucose, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng và quá trình này tạo ra xeton (axit trong máu). Có thể nhận biết mùi đặc trưng của xeton giống như mùi trái cây trong hơi thở. Và đây được coi là “mùi đặc trưng” của bệnh tiểu đường.
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo: Nếu phát hiện con mình hơi thở có mùi trái cây/axeton cùng với các triệu chứng như mệt mỏi, khô miệng, khó thở hoặc đau bụng thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm.
5. Các vấn đề về hành vi
Theo một nghiên cứu, các vấn đề về hành vi ở trẻ em mắc bệnh tiểu đường lớn hơn so với trẻ không bị tiểu đường. Khoảng 20 trong số 80 trẻ mắc bệnh tiểu đường có hành vi xấu như phá vỡ chế độ ăn uống, tính khí nóng nảy, hướng nội hoặc chống lại kỷ luật và quyền hạn. Điều này có thể do một số yếu tố như khả năng chịu đựng của bệnh, quá trình điều trị nghiêm ngặt ở nhà, sự quan tâm nhiều hơn đến anh chị em bình thường của cha mẹ hoặc cảm giác 'khác biệt' giữa những người khác. Tất cả những yếu tố này có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng, lo lắng và trầm cảm.
6. Sạm da
Acanthosis nigricans (AN) hoặc sạm da thường liên quan đến bệnh tiểu đường. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, vị trí thường gặp của AN là sau cổ. Các nếp gấp da dày lên và sẫm màu chủ yếu là do tăng insulin máu gây ra do kháng insulin.