Duyên Dáng Việt Nam

Hiểu rõ những lý do và cách khắc phục chuyện trẻ có tính 'táy máy' (Kỳ 2)

Hoa Hà • 14-10-2020 • Lượt xem: 1193
Hiểu rõ những lý do và cách khắc phục chuyện trẻ có tính 'táy máy' (Kỳ 2)

Một đứa trẻ còn rất nhỏ có thể lấy một thứ gì đó kích thích sự quan tâm của chúng là điều bình thường. Điều này không nên được coi là ăn cắp cho đến khi trẻ đủ lớn, thường là từ ba đến năm tuổi, để hiểu rằng lấy đồ của người khác là sai. Làm gì khi con bạn ăn trộm? Đó là câu hỏi mà bậc cha mẹ nào cũng đặt ra cho mình.

Tin, bài liên quan:

Hiểu rõ những lý do và cách khắc phục chuyện trẻ có tính 'táy máy' (Kỳ 1)

Các bác sĩ tâm thần trẻ em và vị thành niên khuyến cáo rằng khi cha mẹ phát hiện ra con mình đã ăn trộm, họ nên:

Bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, đừng vội vàng buộc tội

Trong trường hợp con bạn ăn cắp, nhà tâm lý Trần Đăng Thảo – Văn phòng TT&T, Tổng đài 1088 TP.HCM khuyên phụ huynh không nên vội bực tức, mất kiên nhẫn. Hãy bình tĩnh tìm hiểu động cơ nào mà con có tật xấu đó.

Vì sao cần tìm hiểu động cơ? Mỗi trẻ có hành động ăn trộm thường có động cơ khác nhau. Đôi khi, tin tức con bạn ăn cắp có thể sai hoặc chỉ là một sự hiểu lầm. Vì vậy, đừng bao giờ buộc tội con bạn khi chưa tận mắt chứng kiến hoặc được nghe từ những người đáng tin cậy. Vội vàng, nóng nảy sẽ khiến con bạn tránh xa hoặc không tin tưởng bạn.

Anthony Kane, MD - Chuyên gia Sức khỏe Tâm thần, Bác sĩ phẫu thuật ADD ADHD, tác giả của cuốn “Cách giúp con bạn yêu” khuyên các bậc phụ huynh hãy bình tĩnh, đừng phản ứng thái quá và đừng coi con bạn như tội phạm.

Hãy tạo một cuộc trò chuyện với trẻ. Nên chọn thời điểm thích hợp, khi bố mẹ và trẻ thoải mái nhất về tinh thần, không mệt mỏi, không cáu giận. Trong cuộc trò chuyện, người lớn phải luôn giữ một cái đầu lạnh, sự tức giận sẽ chỉ tạo cơ hội cho con bạn chệch hướng khỏi vấn đề mà thôi. 

Yêu cầu trẻ giải thích cho mình và lắng nghe cẩn thận, không quát mắng hay dọa nạt trẻ, tạo sự tin tưởng cho trẻ. Nếu trẻ phản ứng bằng cách chống đối hoặc tức giận, cha mẹ hãy đợi, bình tĩnh và tiếp tục cuộc trò chuyện khi trẻ đã trở lại trạng thái cân bằng. Nếu chúng từ chối tham gia, hãy nói với con mình rằng bạn thất vọng như thế nào và thậm chí cho chúng biết hậu quả là gì.

Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện nghiêm túc với con, bạn cũng có thể phải làm là một chút công việc thám tử. Hãy điều tra xem thực hư vấn đề đó như thế nào, có chuyện đó xảy ra hay không.

Hình ảnh mang tính chất minh họa - Nguồn: Internet

Trong trường hợp trẻ bướng bỉnh không chịu thừa nhận vấn đề, nói dối, bố mẹ có thể cho con thêm thời gian suy nghĩ. Thay vì trực tiếp nói ra mọi chuyện, trẻ có thể viết một bức thư, một bài luận để trình bày vấn đề của mình cho bố mẹ hiểu.

Cha mẹ đừng nghĩ rằng động cơ dẫn đến hành vi trộm cắp của trẻ là không quan trọng. Tìm hiểu được nguyên nhân thì người lớn mới đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý. Nếu con cần được quan tâm nhiều hơn, hãy cố gắng dành nhiều thời gian cho con. Nếu con có nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống của mình nhiều hơn, tất nhiên là những chi tiêu hợp lý, hãy tăng tiền trợ cấp và tự do hơn để chi tiêu theo ý muốn. Nếu trẻ đang bị ép buộc, bắt nạt làm các hành vi trộm cắp bởi nhóm bạn ở trường, hãy nói chuyện với giáo viên và nhà trường để giúp đỡ con.

Giải thích cho trẻ hiểu về cái xấu và hậu quả khi lấy đồ của người khác

Cần giải thích cho trẻ hiểu rằng ăn cắp là sai và hậu quả của hành vi này là gì (bị bạn bè xa lánh, bị chê cười, có thể thành thói quen xấu khó bỏ...). Điều này đặc biệt cần thiết với một đứa trẻ nhỏ tuổi khi chúng chưa nhận thức được hành động của mình hoặc với những trẻ không kiềm chế được ham muốn của bản thân.

Con cần được dạy ăn cắp là xấu và con sẽ bị phạt nếu còn tiếp diễn, thậm chí con sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề hơn.

Hình ảnh mang tính chất minh họa - Nguồn: Internet

Khen ngợi lòng trung thực với trẻ

Bố mẹ hãy nhấn mạnh cho con về lòng trung thực, và trong trường hợp trẻ lỡ ăn cắp, nếu con trung thực, có thể được tha thứ. Nhưng nếu con nói dối để che đi lỗi lầm của mình, lỗi này rất nặng và bắt buộc trẻ phải bị phạt. Nếu con nói sự thật, bạn đừng trừng phạt chúng, bạn sẽ phải dạy con rằng đã làm việc xấu mà còn nói dối nữa thì sẽ bị trả giá.

Trong trường hợp nếu con bạn phủ nhận điều đó, thì bạn buộc phải tin con mình. Nếu không, bạn sẽ cho trẻ thấy rằng bạn không tin tưởng trẻ. Không gì khuyến khích trẻ không trung thực hơn khi biết rằng cha mẹ không tin tưởng mình. Nếu đứa trẻ thú nhận, bạn sẽ không thể trừng phạt nó.

Dạy con về việc phải tôn trọng tài sản

Làm thế nào để con bạn biết tôn trọng tài sản, không chỉ tôn trọng tài sản của mình mà còn của người khác? Muốn làm được điều này, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ phải luôn nhắc trẻ rằng muốn dùng đồ, lấy đồ của người khác thì phải nói mượn hoặc xin và nói cảm ơn khi được cho phép. Ngay cả với các anh chị em trong nhà, cũng cần có luật rõ ràng rằng đồ của ai người ấy dùng. Không tranh dành, không dùng đồ của anh/chị nếu anh/chị chưa cho phép. Bố mẹ đừng nghĩ rằng việc anh chị em trong nhà có thể dùng đồ của nhau một cách thoải mái, hãy dạy con về quyền sở hữu tài sản. Khi con biết sở hữu là gì, con sẽ quý trọng đồ của mình và tự khắc sẽ tôn trọng món đồ của người khác. Ngược lại,

Nếu bố mẹ muốn một món đồ nào đấy của trẻ, hãy hỏi ý kiến con, nếu trẻ đồng ý mới được sử dụng. Như thế, sẽ hình thành cho trẻ thói quen biết tôn trọng tài sản.

(Hình ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh họa)