Hội chứng FOMO là hội chứng về một nỗi sợ bỏ lỡ. Đây là cảm giác lo sợ rằng bản thân không biết hoặc sẽ bỏ lỡ thông tin, sự kiện, trải nghiệm,... FOMO có thể đã đi vào từ vựng của chúng ta khi mạng xã hội ra đời, nhưng cảm giác sợ bị bỏ lỡ đã tồn tại từ lâu.
Tin bài khác:
Bạn đã từng biết đến Thuyết bánh mì nướng cháy chưa?
Hiểu thế nào về Hội chứng FOMO?
Hội chứng FOMO là hội chứng về một nỗi sợ bỏ lỡ. Đây là cảm giác lo sợ rằng bản thân không biết hoặc sẽ bỏ lỡ thông tin, sự kiện, trải nghiệm hoặc các quyết định trong cuộc sống mà có thể giúp cuộc sống của mình tốt hơn. FOMO cũng liên quan đến nỗi sợ hối tiếc, điều này có thể dẫn đến lo ngại rằng một người có thể bỏ lỡ cơ hội giao tiếp xã hội, một trải nghiệm mới lạ, một sự kiện đáng nhớ,... Nó được đặc trưng bởi mong muốn luôn kết nối với những gì người khác đang làm, và có thể được mô tả là nỗi sợ hãi rằng quyết định không tham gia là một lựa chọn sai lầm.
Cảm giác sợ bị bõ lỡ đã tồn tại từ lâu trước khi FOMO trở nên phổ biến
FOMO có thể đã đi vào từ vựng của chúng ta khi mạng xã hội ra đời, nhưng cảm giác sợ bị bỏ lỡ đã tồn tại từ lâu. FOMO không hoàn toàn phụ thuộc vào mạng xã hội (tuy nhiên, mạng xã hội có lẽ là thủ phạm lớn nhất của FOMO). FOMO có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Bạn có đang mắc phải hội chứng FOMO?
FOMO đã tăng lên trong thời gian gần đây do những tiến bộ trong công nghệ. Các trang mạng xã hội tạo ra nhiều nguy cơ mắc phải FOMO. Mặc dù nó mang lại cơ hội cho mọi người dễ dàng kết nối với xã hội, nhưng nó cũng cho người dùng tiếp cận với vô số hoạt động mà họ không tham gia. Sự phụ thuộc tâm lý vào cuộc sống trông có vẻ hoàn mỹ của người khác là điều mà mọi người có thể chưa dễ dàng nhận ra ở các thế hệ trước.
Đó không chỉ là cảm giác rằng có thể có những điều tốt hơn mà bạn có thể làm, mà còn là cảm giác rằng bạn đang bỏ lỡ điều gì đó quan trọng về cơ bản mà những người khác đang trải qua ngay lúc này.
FOMO khiến một người bị phụ thuộc tâm lý vào cuộc sống của người khác
Khi tham gia vào các trang mạng xã hội cũng là lúc bạn tiêu thụ nội dung được tạo bởi những người có ảnh hưởng ở đó. Bạn có nhận ra họ chính là người định hình thái độ của rất nhiều người dùng thông qua blog, tweet, và các phương tiện truyền thông xã hội khác. Họ là nguồn thông tin có giá trị để tìm hiểu về các xu hướng, tin tức và thương hiệu mới nhất, cũng như là hình mẫu mà chúng ta mong muốn trở thành. Bằng cách theo dõi và tiêu thụ các nội dung của những người nổi tiếng yêu thích, chúng ta tìm cách nâng cao nhận thức về bản thân và xây dựng một bản sắc cá nhân ổn định hơn. Ví dụ: những người yêu thích người nổi tiếng tích cực tìm kiếm thông tin sâu sắc hơn về họ và thậm chí mua hàng hóa liên quan đến họ. Các hoạt động liên quan đến những nhân vật có ảnh hưởng này sẽ đáp ứng tương tự những thiếu sót của những người theo dõi, đặc biệt là những người mắc hội chứng FOMO. Theo dõi cuộc sống của những người nổi tiếng trên mạng xã hội và mua các sản phẩm mà họ giới thiệu giúp các cá nhân cảm thấy mình gần hơn với cuộc sống của người nổi tiếng.
Theo một cách tích cực, việc so sánh với các nhân vật có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội làm tăng động lực tự hoàn thiện bản thân, do đó có tác động tích cực đến nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, bao gồm sức khỏe, thời trang, giải trí, v.v., Tuy nhiên, nếu không thể kiểm soát, cảm giác “bình thường” của bạn lớn dần và làm cho bạn cảm thấy dường như bạn đang có cuộc sống “kém” hơn so với người xung quanh. Nếu không tỉnh táo và bị cuốn vào vòng xoáy của một cuộc sống hoàn hảo, bạn sẽ chỉ thấy bản thân mình thiếu sót và cuộc sống của mình dường như là “chẳng ra gì”.
Và đôi khi cảm giác “Sợ bỏ lỡ" ấy, lại đến từ chính những người gần gũi xung quanh chúng ta.
Có lẽ bất cứ ai đều từng trải qua cảm giác như thế này. Bạn tham gia vào các trang mạng xã hội để xem những cập nhật mới từ vòng tròn quan hệ của mình. Tất cả họ đều dường như có cuộc sống rất hoàn mỹ. (Vì bạn biết đấy, đôi khi chúng ta đều chỉ muốn mọi người nhìn thấy những điều tốt đẹp của mình thôi). Nhìn thấy những bức ảnh, khoảnh khắc “highlight” trong cuộc sống của một người quen, hoặc bạn bè đang tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ mà không có bạn, một nỗi sợ và thất vọng tràn ngập trong lồng ngực, bạn cũng muốn là một phần trong đó.
Bạn bắt đầu cố gắng lặp lại cuộc sống của họ, bạn đi đến nơi họ vừa check-in, bạn mua món đồ giống họ mà bạn chưa từng có, bạn cố gắng tham gia vào mọi cuộc hẹn để không bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc nào mà bạn cho là quan trọng. Tóm lại bạn cố gắng đáp ứng mọi thứ cho bản thân, để khiến mình không cảm thấy bị bỏ lỡ.
Mạng xã hội là một tác nhân lớn dẫn đến hội chứng FOMO
Bạn biết không, về bản chất, con người luôn muốn có cảm giác chúng ta được tham gia, giống như chúng ta thuộc về một nhóm hay cảm giác thuộc về một người nào đó.
Thậm chí một số người đã bắt đầu bước vào một mối quan hệ hẹn hò chỉ để giống những người xung quanh. Hội chứng FOMO khiến họ cảm thấy mình cần phải hẹn hò để “bằng” những người khác mà không quan tâm thật sự có phải là điều mình thật sự cần hay không. Điều này có thể làm họ thỏa mãn cảm xúc lúc đó, nhưng liệu nó có phải một mối liên kết cảm xúc lâu dài và “khỏe mạnh” hay không. Và nó có thể dẫn họ tới nhiều mối rắc rối hơn trong tương lai.
Giải pháp giúp hạn chế hiệu ứng FOMO
Vậy, giải pháp cho FOMO có phải đơn giản chỉ là tạm dừng sử dụng mạng xã hội không? Hoặc có những cách khác để bạn có thể học cách đối phó với những áp lực khi tham gia các mạng xã hội trực tuyến.
Nhà tâm lý học sức khỏe lâm sàng Tiến sĩ Sullivan cho biết: “Những gì chúng ta phải làm là đặt ra những giới hạn phù hợp và đánh giá dựa trên giá trị của các mục tiêu cũng như điều gì giúp chúng ta đạt được những mục tiêu đó, bao gồm cả việc sử dụng mạng xã hội”.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích hoạt cảm xúc FOMO trong bạn
FOMO bao gồm hai quy trình; đầu tiên là nhận thức về việc bị bỏ lỡ, tiếp theo là hành vi cưỡng chế để duy trì các kết nối xã hội này.
Do vậy khi chúng ta bắt đầu cảm thấy các triệu chứng về thể chất hoặc tâm lý có thể khiến chúng ta đưa ra những hành vi sai lầm, chúng ta biết rằng đã đến lúc phải nghỉ ngơi.
“Chúng ta phải đặt ra giới hạn.” – tiến sĩ Sullivan cho biết.
Hãy đối đãi với những con sóng cảm xúc trong người như một đứa trẻ. Bạn có thấy bố mẹ luôn đặt những giới hạn cho những đứa trẻ. Chúng sẽ phải ngồi vào bàn học lúc 7 giờ tối. Chúng phải tập trung học bài trong 2 tiếng. Chúng sẽ chỉ được dùng điện thoại để xem chương trình dành cho thiếu nhi và không có lựa chọn nào khác.
Tương tự như vậy, bạn đặt ra giới hạn cho mình. Bạn có thể cho phép bản thân dùng mạng xã hội bao nhiêu giờ một ngày và vào lúc nào. Bên cạnh đó, nếu bạn xác định được yếu tố kích hoạt “con sóng” FOMO trong mình là gì, bạn có thể cố gắng tránh những yếu tố đó hoặc chuẩn bị cho mình cách phản ứng khi những yếu tố đó xảy ra.
Ví dụ bạn cảm thấy bản thân dễ bị kích hoạt khi nhìn thấy tin tức hẹn hò, tình cảm lãng mạn từ những người xung quan. Bạn có thể tạm thời hạn chế những nội dung đó trên trang mạng xã hội của mình. Cố gắng kiểm soát cảm giác ghen tỵ của bản thân, vui mừng cho họ vì đã tìm được một người quan tâm và tốt với họ. Và chắc rằng điều đó cũng sẽ đến với bạn.
Một việc không những giúp bạn hạn chế được cảm xúc tiêu cực nảy sinh đồng thời khiên bạn hài lòng hơn đó là hãy thử thay đổi trọng tâm của bạn. Thay vì tập trung vào những gì bạn thiếu, hãy thử chú ý đến những gì bạn có. Điều này chắc chắn không hề dễ thực hiện, vì chúng ta dễ bị tấn công bởi những hình ảnh về những thứ chúng ta không có, nhưng vẫn có thể làm được. Việc thật sự chú ý đến những điều tốt đẹp, đôi khi nhỏ nhặt trong cuộc sống của bạn, khiến bạn nhận ra mình không “thiếu” hơn người khác. Nếu bạn cứ chăm chăm tâm trí của mình vào những thứ bạn không hề có, bạn sẽ chẳng bao giờ thấy hạnh phúc cho dù có thành công đến đâu.
Tự hỏi bản thân rằng mình muốn hạnh phúc hay mình muốn trông có vẻ hạnh phúc.