VĂN HÓA

Nghệ thuật và cái 'Tôi' của Họa sĩ

Họa sĩ Trần Hải Minh • 22-09-2021 • Lượt xem: 2005
Nghệ thuật và cái 'Tôi' của Họa sĩ

Trong nghệ thuật phải có cái Tôi. Nếu không có cái "Tôi" mà chỉ có "Chúng ta" thôi như những trào lưu nghệ thuật mà mọi người đã biết mà tôi không muốn nhắc tên, thì mờ nhạt lắm. 

Tin và bài liên quan:

Họa sĩ Trần Lưu Mỹ: Về một hiện tượng hội họa

'Hội họa thực sự là một cái gì đó rất ê chề'

Đinh Phong, một ấn tượng nghệ thuật (Kỳ 2)

Trường hợp Trần Hải Minh: Nghệ thuật như một ý niệm khác biệt!  

Nhà văn Jesús Rodríguez Castellano giới thiệu thi phẩm 'Vỉa Từ' bản tiếng Tây Ban Nha

Chúng ta đến đây không phải là một triển lãm của họa sĩ mà tôi muốn nhấn mạnh là triển lãm của nhà điêu khắc, họa sĩ Đinh Phong. Đinh Phong và tôi đã biết nhau từ ngoài cuộc đời từ rất lâu rồi. Tại sao? Bởi đó là cái duyên. Có một thời gian tôi có bệnh và phải chữa trị. Tôi thường xuyên đến cấp cứu bệnh viện và đã gặp anh ở đó.

 Chúng tôi gặp nhau khá đặc biệt là từ bệnh viện. Đó cũng cái duyên của cuộc đời.


Không tên -  1mx1,2m Oil&Acrylic on canvas - 8/2021 - Tranh họa sĩ Đinh Phong

Sau đó Đinh Phong rất hay qua xưởng vẽ của tôi (lúc ấy là Gallery A  - số 1 - Cộng Hòa - Tân Bình), ngồi xem tôi vẽ và bàn thảo nghệ thuật. Mới đó mà đã mấy chục năm trôi qua.

Vào một ngày đẹp trời, Đinh Phong nói với tôi: "Mình có thể thử vẽ được không?". Và tôi đã trả lời: -"Ồ, tại sao không?". Vì thực ra các danh họa thế giới, những họa sĩ như Vincent Van Gogh (1853 - 1890) hay Paul Gauguin (1848 - 1903) không học trường lớp nào cả. Mà họ đều trở thành những người lịch sử nghệ thuật phải ghi tên. Thế thì, tại sao không? 

Và tôi đã khích lệ Đinh Phong rất là nhiều! 


Không tên -  1mx1,2m Oil&Acrylic on canvas - 8/2021 - Tranh họa sĩ Đinh Phong

Và Đinh Phong đã làm việc, làm việc. Trong một thời gian rất ngắn thì Đinh Phong đã đạt được cái mà tôi gọi là "người họa sĩ chuyên nghiệp"! Tôi thấy rất thú vị về việc đó.
 
Vì thế tôi nhắc lại, hôm nay chúng ta đang đứng trong triển lãm của Họa sĩ, Nhà điêu khắc Đinh Phong. 

***

Trong nghệ thuật phải có cái Tôi. Nếu không có cái "tôi" mà chỉ có "chúng ta" thôi như những trào lưu nghệ thuật mà mọi người đã biết mà tôi không muốn nhắc tên, thì mờ nhạt lắm. 

Trong đám đông đấy chỉ có "chúng ta" thôi mà không có cái "tôi" thì thật là ngớ ngẩn. Đúng không? Cái "tôi" của Đinh Phong là cái "tôi" của phong cách trong những tác phẩm hội họa không giống ai. Nó ra một phong cách của riêng Đinh Phong.  


Điêu khắc mới của họa sĩ Đinh Phong  

Trong điêu khắc cũng Vậy! Anh đã lấy những cái mô-típ từ tranh của mình để làm điêu khắc nên vậy cũng thật là đặc biệt. Đinh Phong đã đốt cháy thời gian. Nếu một họa sĩ mà làm việc đạt được kết quả như thế này thì tôi nghĩ, chắc chắn nếu không có năng khiếu đặc biệt, khả năng đặc biệt thì rất mất thời gian mà thậm chí không được cái gì cả.

Các bạn thử nghĩ mà xem! Chúng ta có 3 trường đại học. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Mỗi năm tốt nghiệp ra trường khoảng 30 người. Tôi chỉ tính từ thời điểm từ năm 1975 trở lại đây thôi thì bạn thử tính lên, nhiều lắm nhưng có bao nhiêu người trở thành họa sĩ? Quay ngược lại thời gian, có bao nhiêu người còn cầm bút để vẽ? Vẽ đến đâu? Chúng ta hãy nói một cách công bằng. 

Vì vậy, nhìn tác phẩm, số lượng tranh và điêu khắc của Đinh Phong, công việc hàng ngày của anh, chúng ta trân trọng khả năng của con người ấy!  

*** 

Siêu thực không bao giờ tìm được. Siêu thực là giấc mơ đẹp khi ngủ nhưng khi tỉnh dậy, liệu bạn có thể đi tìm nó được không? Không thể nào! Bởi vậy mà thú vị!

Trong nghệ thuật, theo tôi có những đặc tính như sau: Chủ nghĩa Siêu thực thì cống hiến cái tính siêu thực, chủ nghĩa Biểu hiện cống hiến cái tính biểu hiện. Nhưng Lập thể thì không thể có cái tính Lập thể ở trong đó! Nó hiện ra ở chỗ khác!

Ba yếu tố quan trọng của hội họa: Trừu tượng, Biểu hiện và Siêu thực. 

Siêu thực ví dụ như trường hợp của danh họa Salvador Dalí (1904 - 1989), ông đã đặt một nền tảng rất tốt. Ông vẽ về giấc mơ của ông. Những giấc mơ của ông không bao giờ đạt được cả! Nhưng chính như thế nó mới là giấc mơ! Hãy thử hình dung một giấc mơ mà ngày hôm sau bạn thấy đứng ở ngoài đường thì không còn gì thơ mộng cả! Siêu thực thú vị chính là chỗ ấy!

Còn Biểu hiện là một kiểu khác, Trừu tượng lại là một kiểu khác nữa. Ba cái tính yếu tố đấy! 

Tôi vẫn nghĩ, có nhiều Chủ nghĩa trong hội họa. Nhưng Lập thể như tôi đã nói, chẳng có yếu tố nào rõ ràng để về tính lập thể!  

Câu chuyện hội họa nó là như vậy. Mỗi người một cách nhìn.


Từ trái qua: Họa sĩ Đinh Phong, họa sĩ nhà phê bình Lý Trực Sơn, điêu khắc gia Đào Châu Hải, họa sĩ Trần Hải Minh và người thực hiện bài viết. Cà phê triển lãm "Giấc mơ siêu thực" tại bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.   

Nhưng có yếu tính này tôi phát hiện ra nhưng cũng có thể không phải là mới, Thường thường những nhà làm điêu khắc thì không vẽ. Thế nhưng những họa sĩ thì họ làm điêu khắc được. Đó là điều rất đặc biệt.

Ví dụ như Pablo Picasso (1881-1973) ông làm điêu khắc tuyệt vời, Henri Matisse (1869 - 1954) cũng làm điêu khắc tuyệt vời.

Nói chung các họa sĩ đến một thời điểm nào đó họ sẽ làm điêu khắc. Họ quan tâm đến không gian ba chiều. Trước đó có thể họ chỉ quan tâm không gian hai chiều thôi và khi làm chủ được thì quan tâm không gian ba chiều. 

Đó là sự kỳ quặc tôi cũng chưa hiểu tại sao điêu khắc gia không thể vẽ được! Hay vẽ cũng không có kết quả!    

-----

(*)Chú thích ảnh chính: Họa sĩ Trần Hải Minh trả lời phóng vấn Truyền hình về triển lãm "Giấc mơ siêu thực" tại bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. 

Ng.H.H.Minh ghi