Chắc hẳn ít người sẽ ngờ rằng, chỉ cần quan sách cách đi bộ của mỗi người lại có thể hiểu biết hơn về tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Ví dụ như người đi bộ chậm có thể cho thấy dấu hiệu của việc lão hóa sớm, suy giảm nhận thức, hoặc sức mạnh cơ bắp giảm sút. Hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm thường dẫn đến tư thế đi bộ thõng vai…
Đi bộ là một việc hết sức bình thường mà chúng ta vẫn làm mỗi ngày. Nhưng bạn có biết rằng cách chúng ta đi bộ có thể cung cấp nhiều thông tin về sức khỏe tổng thể của chúng ta không? Từ tốc độ cho đến tư thế, từng bước sẽ có thể tiết lộ cho chúng ta biết nhiều hơn về cả cơ thể và tâm trí của chúng ta.
Cách đi bộ của chúng ta có thể là một “cửa sổ” cho biết tình trạng thể chất và trạng thái tinh thần của chúng ta. Và dưới đây là một số cách để bạn có thể quan sát và phần nào hiểu rõ hơn về sức khỏe của bản thân.
Tốc độ đi bộ cho bạn biết điều gì về sức khỏe của bạn?
Một trong những cách dễ nhất để đánh giá sức khỏe thể chất chính là nhìn vào tốc độ đi bộ.
Một nghiên cứu có tiêu đề "Mối liên hệ giữa chức năng nhận thức thần kinh và thể chất với tốc độ đi ở tuổi trung niên" cho thấy những người đi bộ chậm có nhiều khả năng có dấu hiệu lão hóa sớm. Các nhà nghiên cứu cho rằng đi bộ chậm có liên quan đến các vấn đề về nhận thức, suy giảm sức mạnh cơ bắp và suy giảm thể chất.
Những người đi bộ nhanh thường có tình trạng tim mạch tốt hơn và có ít có nguy cơ mắc bệnh tim hơn. Họ cũng được cho thấy là có chức năng phổi tốt hơn và sức mạnh thể chất cao hơn.
Người đi bộ nhanh thường có sức khoẻ tốt hơn (ảnh: internet)
Nếu bạn nhận thấy mình đang ít tập thể dục, bạn nên cân nhắc đánh giá sức khỏe thể chất của mình đang ở mức độ như thế nào.
Vậy còn đối với sức khỏe tinh thần?
Sức khỏe tinh thần của bạn cũng được phản ánh khá rõ rệt qua cách bạn bước đi. Những người đang phải đối mặt với chứng lo âu hoặc trầm cảm thường có tư thế đi thõng vai, đầu cúi xuống và vai hướng về phía trước. Một nghiên cứu năm 2014 về “Tư thế ngồi xổm và đứng thẳng có ảnh hưởng đến phản ứng căng thẳng không?” đã chia sẻ rằng, những người đi bộ đúng tư thế có cảm xúc vui vẻ hơn những người đi khập khiễng.
Thói quen đi bộ cũng có thể bị ảnh hưởng do tinh thần căng thẳng và kiệt sức. Các dấu hiệu của tình trạng quá tải tinh thần có thể bao gồm: lê chân, các bước đi không đều hoặc bất thường... Để ý đến những chi tiết này sẽ có thể giúp bạn xác định xem liệu bạn hoặc người thân, bạn bè xung quanh có đang gặp căng thẳng tinh thần nhiều hơn bạn nghĩ hay không.
Người đang gặp các vấn đề tinh thần thường có tư thế đi thõng vai, đầu cúi xuống (ảnh: internet)
Đi bộ có thể giúp làm chậm lão hóa không?
Ngoài việc phản ánh tình trạng sức khỏe, đi bộ còn có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa. Các nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Frontiers in Public Health” cho thấy việc đi bộ thường xuyên có thể giúp kéo dài tuổi thọ. Duy trì đi bộ đều đặn giúp bạn giữ cho trái tim khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc, và đầu óc minh mẫn.
Và những người đi bộ chậm hơn có thể cảm thấy điều ngược lại. Khi bạn già đi, việc đi bộ chậm hơn sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như suy giảm nhận thức.
Cải thiện tốc độ đi bộ để có sức khỏe tốt hơn
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, việc phát triển và duy trì thói quen đi bộ nhanh có thể là một chiến lược đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để giải quyết những vấn đề liên quan đến tuổi tác.
Để có thể tăng tốc độ đi bộ, bạn không thể chỉ thuần tuý là bước đi nhanh hơn, mà bạn cần phải tăng cường sức khỏe của bản thân. Nếu bạn nhận thấy mình đang đi bộ chậm hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần kết hợp các bài tập rèn luyện sức khỏe, sự linh hoạt, giữ thăng bằng… vào bài tập thể dục hàng ngày của bản thân.
Tăng cường sức khỏe của bản thân để có thể tăng tốc độ đi bộ (ảnh: internet)
Hãy đặt những mục tiêu nhỏ và rồi tăng dần theo thời gian, ví dụ như tăng khoảng cách đi xa hơn hoặc tăng tốc độ đi bộ… bạn sẽ từ từ cảm nhận được những tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân.
Hãy lắng nghe bước đi của bạn
Sau khi đọc bài viết này, bạn đã biết rằng việc đi bộ không chỉ thuần tuý là để đi từ điểm này đến điểm khác, mà nó còn có nhiều thứ để bạn quan tâm hơn. Những thông tin vốn không được quan tâm chú ý đến lắm, hoá ra lại là những thông tin đáng tin cậy về sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Hãy chú ý quan sát phong cách đi bộ của bạn, cả tư thế lẫn tốc độ, để có thể lắng nghe và hiểu hơn về sức khoẻ chung của bản thân, từ đó giúp chúng ta đạt được những cải thiện nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ.