VĂN HÓA

Chùa Hoằng Phúc - đệ nhất cổ tự miền Trung Việt Nam

Nguyễn Hậu • 13-06-2022 • Lượt xem: 991
Chùa Hoằng  Phúc - đệ nhất cổ tự miền Trung Việt Nam

Một địa điểm mà bất cứ du khách nào khi đến miền trung cũng muốn ghé thăm đó là chùa Hoằng Phúc được mệnh danh là đệ nhất cổ tự miền trung.

Lịch sử của chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc nằm tại xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa Hoàng Phúc với diện tích rộng lớn gần 10.000 ha tọa lạc trên một vùng đất có vị trí đẹp, giao thông thuận lợi. Chùa có nhiều công trình kiến trúc cảnh quan uy nghi hoành tráng nổi bật giữa một vùng quê thanh bình. Dân gian thường gọi chùa Hoằng Phúc với những cái tên dân dã là chùa Quan hay chùa Trạm.

Lịch sử của chùa Hoằng Phúc bắt nguồn từ một am thờ Phật có tên là Tri Kiến am. Tháng 3 năm 1301 Phật hoàng Trần Nhân Tông trong chuyến vân du phương nam đã đến ở đây để thuyết pháp và truyền giảng giáo lý phật giáo. Sau đó ngài đã đổi tên thành Am Kính Thiên. Năm 1609, chúa Nguyễn Hoàng trên đường đi qua đất Thuận Hóa đã đến nghỉ tại đây và sau đó ngài đã cho dựng chùa lớn trên nền am cũ và đặt tên là chùa Kính Thiên.

Vào năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa và cho tu sửa lại ngự để 2 bức hoành biểu "kính thiên tự vô song phúc địa", tức là đất phúc khôn sánh và ngự chế 5 câu đối treo ở chùa. Đến năm 1821 vua Minh Mạng ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc có nghĩa là phúc lớn cho tới ngày nay. Năm 1842, vua Tự Trị đã đến thăm ngôi chùa này.

Tính từ khi phật hoàng Trần Nhân Tông đổi tên từ năm 1301 đến nay thì chùa Hoàng Phúc đã có tuổi đời hơn 715 năm. Là một trong những ngôi chùa cổ nhất Quảng Bình và có nhiều bậc vua chúa ghé thăm nhất điều đó chứng tỏ rằng ngôi chùa này là ngôi chùa lớn gọi là quốc tự rất có giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh.

Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, chùa Hoằng Phúc đã khẳng định vị trí tinh thần trong lòng người dân Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung. Người dân nơi đây đã không ngừng kế tục và gìn giữ từ đời này đến đời sau giáo lý phật giáo mà phật hoàng Trần Nhân Tông đã truyền dạy. Trải qua nhiều triều đại, chiến tranh và loạn lạc nhưng chùa Hoằng Phúc vẫn tồn tại và phát triển với nhiều lần trùng tu và phục dựng cho đến khi có hình dạng như ngày nay.

Giá trị lịch sử của chùa Hoằng Phúc 

Vào năm 2016, nhân dịp khánh thành chùa được trao bằng di tích quốc gia Việt Nam. Ngôi chùa được quy hoạch theo đúng không gian bố cục của kiến trúc chùa Việt truyền thống, đặc trưng. Gồm có tam quan quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa, tả hữu hành lang, nhà thờ tổ, am hóa vàng và các công trình phụ trợ khác.

Theo đại đức Thích Khải Đạo, giám tự chùa Hoằng Phúc cho biết: Ngôi chùa này nằm giữa ranh giới đằng trong và đằng ngoài nên nó có một yếu tố về chính trị cũng như về tâm linh rất lớn. Các vua chúa thời xưa rất quan tâm đến ngôi chùa này cho nên khi các nhà lịch sử, khảo cổ, văn hóa đến tìm hiểu và nghiên cứu. Họ đã xác định được giá trị của ngôi chùa này nên mới được cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Hiện nay trong khuôn viên chùa vẫn lưu lại dấu tích lịch sử từ thời rất xa xưa, đó là một dịch môn hình vòm trên có 4 chữ “tả quản độ môn” bị dễ và thân cây cổ thụ bao trùm nên. Qua khảo sát cho thấy đây là một dàn cổng có quy mô ngay cả kinh đô Huế thời bấy giờ cũng không có được mấy ngôi chùa có kiểu tổ hợp cổng như vậy.

Hiện tại chùa Hoằng Phúc vẫn lưu giữu được nhiều bảo vật cổ xưa qua các thời đại như bộ tượng Ngọc Hoàng thế kỷ 19, tượng phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Chuông đồng khổng lồ nặng 80 kg, cao 1,1m, đường kính 0,5m được đúc từ thời vua Minh Mạng (1791-1841). Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Hộ Pháp, tượng Giám Trai sứ giả bằng gỗ sơn son thiếp vàng từ thế kỷ 19. Tòa cửu long bằng đồng cao 62,5 cm là một trong những báu vật quý hiếm của chùa. Năm 2016 chùa Hoằng Phúc được giáo hội phật giáo Myanmar trao tặng một viên xá lợi xương của phật tổ Thích Ca Mâu Ni được rước từ chùa Shwedagon ngôi chùa lớn và thiêng liêng nhất Myanmar.

Giá trị tinh thần của chùa Hoằng Phúc với nhân dân

Đối với người dân Quảng Bình, họ rất tự hào về các danh lam thắng cảnh của quê hương đặc biệt là chùa Hoằng Phúc. Họ thường quay trở về chùa để thư thái về tâm hồn và tái tạo lại năng lượng sau những ngày làm việc căng thẳng.

Vào tháng riêng âm lịch hàng năm lễ hội chùa Hoằng Phúc lại được tổ chức với quy mô lớn thu hút hàng ngàn lượng khách từ khắp nơi trên đất nước Việt Nam và cả du khách nước ngoài tìm đến tham gia. Đây là hoạt động nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa tinh thần của người dân địa phương, khơi dậy những truyền thông văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Để có được ngôi chùa lớn, hoành tráng như ngày nay đó là nhờ vào nhà nước, chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm đã đóng góp và xây dựng lên. Ngày nay nơi đây đã trở thành nơi lý tưởng cho dân địa phương và du khách đến đây để ngắm cảnh, cầu an, cầu phúc cho người thân bạn bè.