Duyên Dáng Việt Nam

Những điều cần biết về ngộ độc thực phẩm

Kalyfa • 06-01-2018 • Lượt xem: 1005
Những điều cần biết về ngộ độc thực phẩm

Khi gặp các trường hợp ngộ độc thực phẩm, người thân xung quanh thường có xu hướng mất bình tĩnh, không kiềm chế được cảm xúc và do đó có những hành động cứu chữa chưa đúng. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, bài viết này sẽ chỉ ra cho mọi người biết về những dấu hiệu cũng như phương pháp cứu chữa dành cho những người bị ngộ độc thực phẩm.

1. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm là không cố định. Thông thường một trường hợp bị nhiễm độc thực phẩm sẽ có một hoặc nhiều những dấu hiệu sau đây:
-    Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy
-    Nhức đầu, sốt, chóng mặt
-    Đau cơ, khó thở, ngưng thở tạm thời
-    Tím da, hôn mê, người co giật

Những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện chỉ trong khoảng vài phút hoặc thậm chí là vài tiếng sau khi ăn xong. Ngay khi thấy có những dấu hiệu kể trên hoặc nghi ngờ bị nhiễm độc thực phẩm, người thân và những người xung quanh cần phải ngay lập tức thực hiện những biện pháp sơ cứu tại chỗ

2. Sơ cứu và chữa trị

Khi người bệnh bị ngộ độc trong vòng 48 tiếng, phần lớn thức ăn vẫn còn tồn tại ở trong dạ dày của người bị ngộ độc, chúng ta cần phải tìm cách để kích thích cho nạn nhân nôn ra càng nhiều càng tốt giúp cho thực ăn bị tống ra ngoài bằng cách ngoáy họng, móc cổ họng hoặc cho nạn nhân uống nước muối đã được pha loãng. Một số trường hợp không nên gây nôn là nạn nhân vẫn còn quá nhỏ tuổi, nạn nhân bị hôn mê bởi những trường hợp này có thể dẫn đến tắc đường thở, với những tình trạng đó chúng ta có thể để cho nạn nhân nằm nghiêng về một bên và kê đầu thật thấp.

Những nạn nhân ngộ độc mà chỉ có những dấu hiệu nôn, tiêu chảy thì phải bù nước có cơ thể bằng các dung dịch điện giải hoặc là hấp thụ chất độc bằng cách uống than hoạt tính từ 5g-10g. Mọi trường hợp bị ngộ độc cần phải ngay lập tức ngưng ăn uống, không sử dụng thuốc chữa tiêu chảy để cho chất độc có thể đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Sau khi sơ cứu xong, hãy gọi điện đến bệnh viện để có thể khám chữa chuyên nghiệp hơn.