Duyên Dáng Việt Nam

Phụ nữ thức khuya thường xuyên thì sẽ mắc bệnh gì?

Châu Anh • 05-09-2019 • Lượt xem: 7306
Phụ nữ thức khuya thường xuyên thì sẽ mắc bệnh gì?

Vì lý do công việc, hoặc thói quen, rất nhiều người thức khuya triền miên và cái kết đắng cho sức khỏe! Hãy cùng tìm hiểu.

Thức khuya có nguy cơ bị u xơ cổ tử cung

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được rằng, việc thức khuya thường xuyên trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung cao hơn nhiều so với người có giấc ngủ ổn định. Vì thức khuya làm phá vỡ sự trao đổi chất của kích thích tố. U xơ tử cung được coi là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường. 

Ngoài việc gây ra bệnh u xơ tử cung, thức khuya còn có thể khiến các chị em mắc nhiều bệnh phụ khoa khác như viêm nhiễm vùng kín, rối loạn kinh nguyệt… Những bệnh viêm nhiễm vùng kín thường gặp do thức khuya như là viêm âm đạo, viêm cổ tử cung và viêm khung xương chậu. Tất cả những bệnh này thường xuất phát từ sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo. Vì thức khuya nhiều nên lượng vi khuẩn có hại sinh sôi nhiều hơn, tiêu diệt vi khuẩn có lợi và gây bệnh. Hơn nữa, thức khuya khiến cơ thể phụ nữ luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng và miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và sinh sôi mạnh mẽ trong cơ thể.

Đặc biệt, phái đẹp khi thức khuya, làm việc, sinh hoạt dưới ánh đèn còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 lần so với những người đi ngủ sớm. Qua đây có thể thấy, tác hại của việc thức khuya đối với con gái là rất nguy hiểm. Không chỉ tàn phá nhan sắc mà còn khiến cơ thể mắc bệnh tật, không chữa trị kịp thời có thể bị vô sinh. 

Hình minh họa

Thức đêm ngủ ngày

Tác hại của thức đêm ngủ ngày là rất khủng khiếp. Dễ nhận thấy nhất đó là ngủ ngày sẽ bỏ bữa ăn, ảnh hưởng đến tiết dịch vị và tiêu hóa hàng ngày. Giấc ngủ ban ngày cũng không sâu như ban đêm vì bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, tiếng ồn, làm cho cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ. Hơn nữa, lượng oxy trong não tiêu thụ trong giấc ngủ ngày sẽ nhiều hơn giấc ngủ đêm. Do đó khi ngủ dậy, bạn sẽ thường thấy mệt mỏi hoặc đau đầu, chóng mặt, stress. Quá trình ngủ ban ngày diễn ra liên tục có thể gây nguy cơ bị tiểu đường, đột quỵ, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng khả năng học tập, làm việc, tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tiền liệt tuyến ở đàn ông. Đặc biệt, việc thức khuya ngủ ngày sẽ khiến cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến công việc, không tập trung, hiệu quả kém. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho máu khó lưu thông, dẫn đến tình trạng stress thường xuyên, căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, kéo theo một loạt các hậu quả xấu tới các cơ quan bên trong cơ thể.

việc thức khuya ngủ ngày còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như chứng đột quỵ, các bệnh tim mạch, ho, cảm lạnh, khó tiêu, đau hay viêm loét dạ dày, đau dạ dày mãn tính… Một nghiên cứu ở Mỹ đã được tiến hành, Giáo sư Francesco Cappuccio thuộc ĐH Warwick đưa ra kết luận việc thức quá muộn, ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có tới 48% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 15% nguy cơ tử vong vì một cơn đột quỵ. Bởi đêm là lúc nhịp tim hạ thấp xuống, mạch máu cũng hoạt động chậm lại, cơ thể hoàn toàn phù hợp với trạng thái nghỉ ngơi. Nếu bạn vẫn cố thức khuya triền miên không khác gì quả bom nổ chậm khiến cho sức khỏe con người suy yếu, dễ hình thành các bệnh ung thư,  không tạo ra được những kháng thể và tế bào chống lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ, bất thường. 

Béo phì

Tăng cân là nỗi sợ của phụ nữ. Thức khuya chính là nguyên nhân góp phần làm cho nỗi sợ tăng cân ngày càng tăng lên. Thông thường, khi thức khuya sẽ làm cơ thể tiêu hao rất nhiều năng lượng, nhanh đói. Điều này khiến cho phụ nữ hay ăn đêm. Khi ăn đêm sẽ dễ bị ung thư dạ dày, gây khó ngủ, sáng hôm sau ăn cũng không ngon miệng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và dẫn tới tình trạng béo phì. Hơn nữa, nếu thức khuya và tiếp xúc liên tục với ánh sáng xanh của các thiết bị như máy tính, điện thoại... thì cơ thể sẽ có xu hướng tiêu thụ các thực phẩm chất béo nhiều hơn, gây ra tình trạng béo phì và bệnh tiểu đường.