Những thứ tưởng chừng bỏ đi như gạch, thủy tinh, chai nhựa… hoặc chất thải từ các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp đều được các kiến trúc sư tận dụng để tạo sự độc đáo cho mặt tiền các công trình kiến trúc. Sau đây là một số công trình kiến trúc sử dụng vật liệu tái chế tạo sự độc đáo và thân thiện môi trường.
1. Gallery of Furniture: Sử dụng ghế nhựa tái chế
Công trình của CHYBIK+KRISTOF ở Brno-Vinohrady, Cộng hòa Séc.
Đơn vị thiết kế đã biến 900 chiếc ghế nhựa đen Vicenza tiêu chuẩn (với giá 3 USD/chiếc) đã qua sử dụng để ốp vào ba mặt tiền của ngôi nhà. Cách thiết kế độc đáo này tiết kiệm ngân sách cho công trình, mang lại sự độc đáo và hạn chế tối đa tác động đến hiện trạng tòa nhà.
Thiết kế cũng là điểm nhấn, hoạt động như một yếu tố quảng cáo cho công ty nội thất văn phòng và trường học, đan xen yếu tố vui nhộn.
2. Recycled Pallet Pavilion: Sử dụng pallet tái chế
Công trình được sử dụng pallet tái chế do Avatar Architettura thực hiện nằm trong Villa Romana, Viện Văn hóa Đức ở Florence, Ý. Công trình 100m2 có cấu trúc như viên kim cương có thể thu gọn, bên ngoài được bao quanh bởi lớp màng đục. Trần nhà sử dụng PVC và tường trong suốt.
3. The Beehive: Mái ngói đất nung tái chế
Nhóm thiết kế Luigi Rosselli và Raffaello Rosselli sử dụng ngói đất nung, vật liệu bị bỏ để kiến tạo mặt tiền của văn phòng ở Surry Hills, Úc. Thiết kế tạo ấn tượng và nhằm giảm thiểu ánh sáng gay gắt vào tòa nhà.
4. Collage House: Sử dụng cửa sổ và cửa chính từ các ngôi nhà cũ ở Navi, Mumbai, Ấn Độ
Công trình Collage House do S + PS Architects thực hiện sử dụng những tấm cửa sổ, cửa chính bị bỏ đi của các ngôi nhà cũ rồi cắt, dán theo nhiều cách để tạo mặt tiền cho ngôi nhà, tạo chiều không gian xưa cũ trong thành phố.
5. Carroll House: Sử dụng thùng container
Carroll House do LOT-EK thiết kế là dinh thự dành cho một gia đình nằm tại một góc Brooklyn, Mỹ. Công trình sử dụng 21 container được xếp chồng lên nhau, cắt chéo dọc trên và dưới, tạo ra những khối hình hộp giữa lòng đô thị.
6. Head in the Clouds Pavilion: Sử dụng chai nhựa tái chế
Công trình do STUDIOKCA thiết kế làm từ 53.780 chai nhựa tái chế – số lượng chai bị bỏ đi ở thành phố New York chỉ trong một ngày.
Công trình là không gian nơi du khách có thể bước vào bên trong và chiêm ngưỡng ánh sáng, màu sắc xuyên qua những chiếc chai nhựa đã bị bỏ đi.
7. Bảo tàng Nghệ thuật Dân gian của Học viện Nghệ thuật Trung Quốc: Sử dụng gạch cũ
Công trình do Kengo Kuma & Associates thực hiện sử dụng gạch tái chế từ các ngôi nhà ở địa phương.
8. Vegan House: Sử dụng cửa sổ tái chế
Công trình ở TP.HCM, Việt Nam, do Block Architects thực hiện. Tất cả đồ đạc như bàn ghế, tủ quần áo, cửa sổ và chụp đèn đều được tái chế để tạo ra một nơi ở tươi mới hơn, vẫn giữ nguyên những giá trị truyền thống của ngôi nhà cũ dựa trên nguồn kinh phí hạn hẹp. Mặt tiền sáng tạo này vừa tạo nên sức hút đặc biệt, vừa hài hòa với sự cổ kính xung quanh.
9. Backyard Cabin: Sử dụng sản phẩm nông nghiệp và phế phẩm công nghiệp tái chế
Công trình do Emerging Objects thiết kế đã sử dụng hơn 4.500 viên gạch men được in 3D ốp lên tòa nhà. Công ty này cam kết tập trung vào việc tận dụng các sản phẩm phế thải nông nghiệp và công nghiệp, đôi khi là những nguyên liệu tùy chỉnh như vỏ nho, muối, xi măng và mùn cưa…
10. PET pavilion: Sử dụng chai nhựa tái chế
Công trình do Project.DWG + LOOS.FM thực hiện, sử dụng khung trên cao của ngôi nhà Farnsworth của Ludwig Mies van der Rohe, cấu trúc bao gồm hai tấm hoành tráng trong một khung thép. Từ sàn đến trần, các tấm tôn trong suốt có hai vách ngăn chứa hơn 40.000 chai nhựa, với các nắp chai được gắn vào các nút thắt cổ chai hỗ trợ hệ thống.
11. Bảo tàng nghệ thuật Naju: Sử dụng giỏ nhựa bán trong suốt tái chế
Đây là thiết kế của Hyunje Joo. Bức tường kiến trúc linh hoạt, không phải cố định, bao gồm 1.500 cấu trúc giỏ bán trong suốt. Mặt tiền làm giảm thiểu sự ngăn cách giữa không gian bên trong và bên ngoài khi ánh sáng bên ngoài chiếu xuyên qua.
12. Bảo tàng lịch sử Ninh Ba: Sử dụng gạch tái chế
Dự án của Wang Shu, Amateur Architecture Studio. Đội ngũ kiến trúc Amateur Architecture đã thiết kế mặt tiền của tòa nhà như thể bề mặt ngọn núi, bao gồm những bức tường bê tông cốt thép khổng lồ, một mặt được ốp bằng gạch nung và đất sét tái chế.
13. Nhà nguyện Capilla San Bernardo: Sử dụng gạch tái chế
Cũng như một số công trình khác, Nicolás Campodonico sử dụng gạch cũ để tái chế, xây dựng nhà nguyện Capilla San Bernardo ở vùng đồng bằng Pampa, phía đông tỉnh Cordoba. Ban đầu đây là ngôi nhà nông thôn với một khoảng sân nhưng sau đó cả hai đã được tháo dỡ để tái sử dụng vật liệu với những viên gạch hàng trăm năm tuổi.