Duyên Dáng Việt Nam

Văn hóa ẩm thực (kỳ 2): Khẩu vị vùng miền, nghe quen mà lạ 24h

Quỳnh Như • 16-07-2020 • Lượt xem: 16811
Văn hóa ẩm thực (kỳ 2): Khẩu vị vùng miền, nghe quen mà lạ 24h

“Khẩu vị”… danh từ khó chịu nhất trong từ điển Việt Nam. Ở đây, ta có thể hiểu theo nghĩa trực diện là nói về vị giác, nhưng phía sau nó bao hàm cả về sở thích, cảm xúc, tâm trạng và còn là… “Mùi vị của tuổi thơ, hương vị món ăn mẹ nấu”.24h

Đứa bé được sinh ra đồng nghĩa với vị giác của chúng bắt đầu hình thành24h nhưng chỉ đơn giản là để nếm, để thử, để trải nghiệm. Chúng hoàn toàn không nhận thức được vị mặn, ngọt, chua, cay,.. mà tất cả đều được người lớn dạy. 

Lúc này, não bộ hoạt động,24h hình thành các dây thần kinh cảm giác phân tích mùi vị. Về khẩu vị cũng tương tự như vậy, nó được hình thành dựa vào quá trình lớn lên của một con người. Thế nên xung quay ta vẫn luôn xuất hiện những câu nói chân tình, da diết.

Khẩu vị được xem là người bạn đồng hành, cùng ta lớn lên theo năm tháng. Là hành trang duy nhất mà mỗi người con xa quê nào cũng có để nhận ra nhau, để mỗi khi nhớ quê, nhớ nhà lại có cớ “ngồi vào bàn” cùng nhau ôn chuyện, cùng nhau tưởng thức món ăn nào đấy của quê nhà, chia nhau “Tấm vé trở về tuổi thơ”.

24h

Miền Bắc như “cô gái e thẹn nép mình vào lòng thủ đô cổ kính” tinh tế, nhẹ nhàng nhưng không kém phần thanh tao. Người miền Bắc có khẩu vị chuộng món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, chua nhẹ ít ngọt, ít cay. Người Bắc sử dụng các loại rau làm gia vị như: rau húng, lá mơ, riềng, sả, mẻ, mắm tôm,… để tạo nên những món ăn đặc thù. Vì khẩu vị của người miền Bắc thuộc dạng “trung vị” thế nên việc cân bằng giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn khá tốt. Điểm trừ duy nhất trong thói quen ăn uống của người dân địa phương có lẽ là việc lạm dụng bột ngọt, bột canh một cách quá mức. Khi các hàng quán để hủ bột ngọt24h trên bàn được xem là “loại gia vị ăn kèm kích thích vị giác” không thể thiếu trong món ăn như chanh, ớt hay việc sử dụng bột canh thay muối là những hình ảnh đang được báo động. 

Hà Nội được xem là nơi lưu giữ tinh hoa ẩm thực miền Bắc một cách trọn vẹn nhất. Những đặc sản của Hà Nội như phở, bún thang, bún chả, cốm làng Vòng… đã phản ánh đầy đủ đặc trưng khẩu vị người dân miền Bắc.

Miền Trung như “chàng trai với màu da rám nắng” được biết đến với sự mãnh mẽ bên cạnh đó cũng là “đứa con” chịu “thiệt thòi” nhiều nhất. Do đặc thù về địa lý vùng đất khô cằng chỉ 24hcó nắng và gió hằng năm gồng mình lên chống gọi với bao thiên tai ập xuống. Có lẽ vì thế mà khẩu vị cũng bị ảnh hưởng ít nhiều: “Ăn cái gì cũng cay, ăn cái gì cũng nhiều muối, ăn cái gì cũng phải cho no, cho chắc”. Đây là tính tiết kiệm chứ không phải hà tiện, vì họ tiết kiệm tiền để dự trù cho những cơn mưa, bão, sẳn sàng xảy ra bất cứ vào lúc nào và quét đi tất cả những gì họ có. Vì thế người miền Trung luôn sống trong tâm thế phải tiết kiệm mọi thứ để chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt. 

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày. Một bát phở hoặc bún đã chứa 4-5g muối. Tuy nhiên, theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2014, gần 60% người dân tiêu thụ muối cao gấp 2-3 lần lượng khuyến nghị, làm gia tăng bệnh huyết áp, tim mạch, đột quỵ, bệnh thận… Phụ nữ24h mang thai ăn mặn có thể tiền sản giật, sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Bên cạnh tác hại của việc ăn mặn, người dân nơi đây đã khéo léo trung hòa giữa khẩu vị vùng miền với sản vật sẵn có tạo nên món quà quê làm nức lòng khách phương xa. Cuộc sống gắn liền với biển, thừa hưởng nguồn lợi thủy sản, kết hợp với khẩu vị đậm đà được các bà, các mẹ chế biến thành các loại khô, mắn như một nét đặt trưng để những người con phương xa nhớ về.

Đi về miền Nam, vùng đất hội tụ rất nhiều tinh hoa của Việt Nam, thường được chia ra 24hhai vùng riêng biệt, đó là: miền Tây và Sài Gòn. 

Miền Tây như “cô gái dịu dàng ngọt ngào” cũng như khẩu vị của người dân nơi đây. Người ta thường lý giải về sự “hảo ngọt” của miền Tây rằng: “Do khí hậu nắng nóng và độ ẩm cao, khiến cho cơ thể mệt mỏi, không thoát được mồ hôi, nên thèm ngọt để bổ sung năng lượng”. 

Người miền Tây chịu ảnh hưởng của người Khmer và người hoa Triều Châu, nên khẩu vị có sự pha trộn, các món ăn thường kết hợp đẩy đủ gia vị. Các món ăn hay cho thêm đường, kết hợp với tỏi (người miền Nam luôn dùng tỏi), hai thứ này làm cho món ăn có vị đầm, đậm đà, khử mùi tanh.

Cuối cùng là Sài Gòn - “Miền đất lạc quẻ” hay có thể nói vui là “đứa con lai của các bà mẹ”. Bởi, Sài Gòn được nói đến như một miền vì đơn giản nơi đây cũng là một “người mẹ” luôn dang tay chào đón những “đứa con” phương xa. “Cô gái cá tính” sôi nổi, nhộn nhịp và hội nhập. Ấy vậy mà “đứa con” này lại đặc biệt nhất nha, lấy của mỗi miền một ít góp nhặt lại để tạo ra nét riêng của bản thân mình. Sài Gòn nơi trung hòa của vị giác.

Với tình hình bệnh dịch diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua. Ngành du lịch nước nhà đang trong thời gian khó khăn. Vậy tại sao chúng ta, những người con của mảnh đất hình chữ S không hãy cùng trở về,24h thăm những “người mẹ” góp phần ủng hộ nền du lịch nước nhà. Tạm quên những phiền muộn của bệnh dịch, đi để trải nghiệm, và để biết rằng, Việt Nam tuyệt vời đến mức nào.

24h