Dù chất béo chuyển hoá là chất dinh dưỡng bị cấm nhưng nó lại đáp ứng được khá nhiều nhu cầu trong tiêu dùng thực phẩm. Ví dụ, nó giúp thức ăn giòn hơn, giúp bảo quản thức ăn lâu hơn và giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, chúng là mối hiểm hoạ cho tim mạch, đồng thời cũng được xem là tác nhân gây viêm và các hội chứng chuyển hoá trong cơ thể. Vậy chất béo chuyển hoá có ở đâu và làm thế nào để tránh chúng?
NHẬN THỨC VỀ CHẤT BÉO CHUYỂN HOÁ TRONG ĐỜI SỐNG
Tin tốt: Nhiều nhà sản xuất thực phẩm và các chuỗi thức ăn nhanh đã loại bỏ hoặc giảm phần nào hàm lượng chất béo chuyển hoá trong sản phẩm của họ.
Ảnh: Internet
Tin xấu: Tuy nhiên, những loại chất béo này vẫn ẩn núp trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì chúng là axi béo chuyển hoá dạng công nghiệp (chất béo công nghiệp), bạn càng ăn nhiều đồ ăn vặt và đồ chiên rán, bạn sẽ càng tiêu thụ chúng nhiều hơn. Tốt nhất là hãy nói “Không” với những thứ này và bạn sẽ tránh được hầu hết các dạng chất béo chuyển hoá, bao gồmmuối tinh chế, đường bổ sung và tinh bột tinh chế.
CHẤT BÉO CHUYỂN HOÁ HÌNH THÀNH THẾ NÀO
Có hai cách để tạo ra chất béo chuyển hoá:
Theo cách tự nhiên: Chúng được tạo bởi các vi khuẩn sống trong dạ dày tuyến (hoặc dạ cỏ) của gia súc, cừu, dê và hươu. Điều này có nghĩa là chúng được hình thành một cách tự nhiên trong các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt nai, cũng như các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc từ các loài này, như sữa tươi thô, sữa nguyên kem, pho mát, bơ và kem. Không có quá nhiều bằng chứng cho điều này nhưng như vậy cũng đủ để chúng ta biết mà phòng tránh.
Ảnh: Internet
Theo cách nhân tạo: Chúng được hình thành khi các chất béo và dầu được hydro hoá hoặc khửi mùi. Trong quá trình hydro hoá, dầu thực vật dạng lỏng sẽ được chuyển thành chất béo rắn hoặc bán rắn. Quá trình này làm thay đổi cấu trúc phân tử của các axit béo, dẫn đến 30% đến 60% chuyển sang dạng chất béo dạng “trans” (chất béo chuyển hoá). Chất béo dạng “trans” là chất có hai nhánh carbon nằm đối xứng hai bên, đối lập với chất béo dạng “cis” có hai nhánh carbon nằm cùng một bên của nối đôi và được coi là chất béo tốt cho tim.
Ảnh: Internet
CHẤT BÉO CHUYỂN HOÁ CÓ Ở ĐÂU
Từ nhiều thế kỷ trước, con người đã tiêu thụ một lượng nhỏ chất béo chuyển hoá từ bơ, sữa, thị bò và thịt cừu. Vì vậy việc hấp thụ loại chất này không phải là điều gì quá mới lạ. Một tin tốt là không có bất kỳ bằng chứng nào chỉ ra rằng chất béo chuyển hoá tự nhiên là loại nguy hiểm. Nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng các chất béo chuyển hoá đã qua chế biến cũng như vậy.
NGUỒN GỐC TỪ NHỮNG NĂM 70
Quay trở lại những năm 1970, chất béo động vật như bơ, mỡ lợn hay cừu bị cáo buộc là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch và ung thư do hàm lượng chất béo bão hoà của chúng. Để giải quyết mối lo ngại về sức khoẻ này, các nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng dầu thực vật vì chúng chứa ít chất béo bão hoà hơn. Tuy nhiên, họ phải tìm giải pháp để làm chúng rắn lại, nhằm cải thiện độ kết dính, độ giòn cũng nhưtăng thời hạn sử dụng. Và quá trình hydro hoá chất đã giúp điều này thành hiện thực.
Hầu hết các chất béo động vật như bơ tự nhiên chứa khoảng 3% chất béo chuyển hoá. Nếu bạn so sánh điều này với một loại chất béo đã được hydro hoá (Shortening) thường được dùng trong nướng bánh, bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng shortening chứa tới 30% chất béo chuyển hoá. Tức là cao gấp 10 lần so với chất béo tự nhiên có trong mỡ động vật. Đây là lý do vì sao các chuyên gia sức khoẻ lo ngại về chất béo chuyển hoá trong chế độ ăn của con người.
TOP 10 LOẠI THỰC PHẨM XẤU CHỨA CHẤT BÉO CHUYỂN HOÁ
Ảnh: Internet
Thực phẩm chế biến sẵnhay còn có tên gọi quen thuộc là “đồ ăn vặt” là những thực phẩm có khả năng cao chứa hàm lượng chất béo chuyển hoá. Vì vậy, hãy ăn ít những loại thực phẩm được liệt kê sau đây:
- Dầu lấy từ các loại da và mỡ động vật (cừu, bò, heo, …);
- Bắp rang bơ (bỏng ngô). Bản thân bỏng ngô là một loại ăn vặt lành mạnh và nhiều năng lượng với thành phần chính là ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên nếu nó được phủ thêm một lớp bơ hoặc bất cứ một phẩm vị nào khác thì sẽ không ai nói trước được rủi ro sức khoẻ mà bạn đang nạp vào cơ thể là gì;
- Dầu thực vật hỗn hợp. Không quan trọng là đơn hay đa bão hoà, những loại dầu siêu thị giá rẻ này đều có chất béo chuyển hoá khi đã qua quá trình tinh chế và gia nhiệt;
- Bơ thực vật được làm từ chất béo thực vật, được bảo quản và sử dụng dưới dạng cứng, dẻo và đúc thành thanh/khối;
- Đồ ăn vặt chiên giòn như khoai tây chiên, nui chiên giòn, bắp chiên giòn mặn và bất cứ loại thực phẩm chiên ngập dầu nào (đồ ăn vặt xiên que);
- Các loại bánh quy, bánh ngọt và bánh nướng như bánh sừng bò, bánh táo, bánh su kem, …;
- Bánh rán, đặc biệt là bánh rán nhân kem hoặc phủ kem;
- Các loại thịt nướng làm nhân bánh, xúc xích, lạp xưởng;
- Thực phẩm đông lạnh như chả giò, gà tẩm bột sẵn, cá viên;
- Kem béo thực vật thay thế sữa trong pha chế cà phê hoặc bột béo dùng trong trà sữa;
5 BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ TRÁNH TIÊU THỤ CHẤT BÉO CHUYỂN HOÁ
Ảnh: Internet
- Nếu có thể, hãy sử dụng dầu ô liu hoặc dầu hạt hướng dương thay vì bơ thực vật và bơ.
- Thay thế các loại bơ thực vật rắn bằng bơ thực vật mềm – có thể phết dùng ngay mà không cần làm tan chảy. Hầu hết các loại bơ mềm ngày này đều được làm với lượng chất béo chuyển hoá ít, chỉ dưới 1%.
- Hạn chế mua các loại bánh quy, bánh ngọt công nghiệp. Bạn có thể tự làm các loại bánh đơn giản ở nhà bằng bơ thực vật mềm hoặc bơ lạt.
- Tránh đồ ăn nhanh chiên ngập dầu hoặc đồ chế biến sẵn, trừ khi bạn biết chúng được chế biến bằng dầu có hàm lượng chất béo chuyển hoá thấp
- Thay thế sữa nguyên kem bằng sữa ít béo hoặc không béo.
KẾT LUẬN:
Theo thống kê tháng 5, 2018, WHO đãước tính rằng lượng chất béo chuyển hóa hấp thụ dẫn đến hơn 500.000 ca tử vong do bệnh tim mỗi năm. Vì vậy, thay vì ăn uống ngon miệng trong phút chốc mà phải đánh đổi vài năm tuổi thọ, hãy là người tiêu dùng và ăn uống thông minh, có chọn lọc, để bảo vệ sức khoẻ cho chính bạn và gia đình mình nhé!