Duyên Dáng Việt Nam

20 cách giúp bạn thoát khỏi xu hướng “thời trang nhanh” đang gây lãng phí (Phần 2)

Đan Tâm • 24-07-2020 • Lượt xem: 1151
20 cách giúp bạn thoát khỏi xu hướng “thời trang nhanh” đang gây lãng phí (Phần 2)

Theo khảo sát, có dưới 2% công nhân làm việc trong ngành công nghiệp quần áo được trả lương xứng đáng - nhiều người trong chúng ta lại chất đầy tủ quần áo bằng những trang phục không bao giờ mặc tới. Và dưới đây là những cách chúng tôi gợi ý mọi người nên làm để phá vỡ ‘vòng lặp’ này.

Bài đọc thêm:

20 cách giúp bạn thoát khỏi xu hướng “thời trang nhanh” đang gây lãng phí (Phần 1)

Độc lạ sàn runaway trên cánh đồng lúa mì thời "cách ly xã hội"

11. Hãy mặc đồ phong cách cổ điển

Mua sắm những món trang phục phong cách vintage đã dần trở thành một trào lưu phủ sóng trên khắp các trang mạng xã hội như Instagram hay Facebook. Hiện tại, bất cứ phong cách thời trang nào tồn tại từ hơn 20 năm trước đều được xem là vintage, điều đó có nghĩa là phong cách tối giản của thập niên 90 và những chiếc váy ôm sát người từ năm 2000 đang trên đà quay trở lại ‘đường đua thời trang’.

12. “Giải cứu” những món hàng tồn kho

Nếu bạn không thoải mái lắm về việc mặc đồ cũ của người lạ thì mua hàng tồn kho cũng là một lựa chọn không tồi. Thông thường những món quần áo có lỗi nhỏ trong sản xuất hoặc quần áo gặp tình trạng cung vượt cầu sẽ là những món hàng tuyệt vời nhưng bị tồn đọng trong kho. Tìm kiếm hàng tồn kho trên các trang web như Etsy và eBay sẽ giải cứu những ‘bộ cánh’ đã được định sẵn số phận trong thùng rác hoặc lò đốt. Sử dụng những món đồ tồn kho vừa giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản tiền mà vẫn sở hữu những món đồ chất lượng vừa chống lãng phí, gây tổn hại đến môi trường.

13. Trao đổi quần áo

Ứng dụng Nuw vừa ra mắt tính năng hoán đổi, cho phép người dùng đổi quần áo của mình để nhận lấy một khoản tiền ảo và lại sử dụng nó để mua các món đồ của người khác. Swopped.co.uk cũng hoạt động dựa trên cùng một cơ chế. Hoặc bạn cũng có thể tự tập hợp một nhóm (tất nhiên là phải chú ý đến những biện pháp cách ly xã hội an toàn) và trao đổi đồ cho nhau. Tuy nhiên, chúng tôi có một cảnh báo nhỏ: nhìn thấy bạn bè của mình trông thật sành điệu khi khoác lên những món đồ mà bạn bỏ đi có thể gây ra sự hối tiếc không hề nhỏ!

 14. Mua sắm tại các cửa hàng kí gửi

Cửa hàng ký gửi là nơi “bán hộ”những món đồ như quần áo, giày dép và phụ kiện và đổi lại, cửa hàng sẽ có 50% lợi nhuận. Các món đồ thường trong tình trạng nguyên vẹn và chỉ bị lỗi mốt một vài mùa, nên đây cũng là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền thay vì mua sắm tại các cửa hàng thời trang cao cấp và rồi chỉ mặc một lần. Trong khi đó, trang web Vestiaire Collective – chuyên bán đồ của những nhãn hàng cao cấp, đang tràn ngập những bộ trang phục chỉ mới mặc một lần với giá chỉ bằng một nửa. Sẽ thật là lãng phí nếu bạn vội vàng mua mới mà không kiểm tra thử trên các trang web như thế này trước.

15. Dừng mua sắm – đơn giản vậy thôi!

Đây là cách rẻ nhất để giảm thiểu lượng “chất thải thời trang” của bạn. Tuy nhiên, đối với nhiều người trong chúng ta, ý tưởng đơn giản này lại đủ khó để chúng ta lắc đầu từ chối. Hãy thử cam kết với bản thân sẽ không mua gì mới trong năm 2020 và ghi lại kết quả trong cuốn sổ tay. Nhưng nếu cả một năm là "quá sức" với bạn, hãy bắt đầu với khoảng thời gian ngắn hơn. Thử thách bản thân từ ba tháng, hoặc thậm chí chỉ một. Cần có thời gian để bạn ngừng được thói quen lướt Shopee và bỏ tất cả món đồ bạn thích vào giỏ. Nhưng sau một vài tuần, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều và bạn sẽ dần quen với việc không mua sắm.

16. Loại bỏ các cám dỗ

(Nguồn: staud.clothing)

Cũng giống như xóa số người yêu cũ của bạn và chặn Facebook của họ, một cuộc chia tay với “thời trang nhanh” cũng cần bạn làm những điều tương tự. Vì vậy, hãy truy cập hộp thư đến của bạn và hủy đăng kí tất cả các email mời chào mua sắm - ngay cả những người từ cửa hàng bán đồ chơi golf mà bạn đã mua món quà Giáng sinh tặng chú mình từ năm 2012. Việc xóa các app mua sắm online cũng sẽ ngăn chặn bạn khỏi cám dỗ của việc mua những món đồ không thực sự cần. Hủy theo dõi tất cả những người KOL trên instagram mà những bức ảnh họ đăng tải là để dụ dỗ bạn mua đồ và thay thế họ bằng những người ủng hộ “thời trang chậm” như @ajabarber, @venetialamanna, @theniftythrifter_, @enbrogue và @ styleand.s. Tài khoản của những bé động vật dễ thương cũng có tác dụng tương tự đấy!

17. Mua sắm tại các nhãn hiệu nội địa

Giờ đây, thời trang nội địa cung cấp khá đầy đủ và đa dạng các mẫu mã quần áo phù hợp với hầu hết mọi phong cách cá nhân, từ trang phục dạo phố cho đến những chiếc váy mang hơi thở vintage cũng như những họa tiết tối giản. Nhưng hãy chỉ nên mua hàng từ các thương hiệu cung cấp chi tiết về các nhà máy sản xuất, nhà cung cấp và phúc lợi đầy đủ cho công nhân.

18. Tìm hiểu kĩ về các nhãn hiệu thời trang

Từ khi tiêu chí bảo vệ môi trường được người dùng ngày càng quan tâm khi mua sắm, các thương hiệu thời trang sẽ cẩn trọng hơn trong ciệc công khai các thông tin đó, dẫn đến hệ quả là người dùng càng khó phân biệt được liệu nhãn hiệu đó có sử dụng những chất liệu có lợi với môi trường thật hay không. May mắn thay, có một ứng dụng giúp chúng ta làm điều đó. Good On You đã đánh giá hơn 2.000 thương hiệu về cách đối xử của họ với con người, động vật và cả trái đất. Ứng dụng này sẽ giúp chúng ta nhận biết được nhãn hiệu thời trang nào nên tránh mua hoặc thâm chí tẩy chay.

19. Đặt đồ thiết kế riêng

Các thương hiệu thời trang như Olivia Rose, Birdsong và By Megan Crosby (Anh) đã chứng minh rằng đồ thiết kế riêng sẽ dần thống trị làng thời trang. Bằng cách chỉ làm những gì khách hàng yêu cầu, họ có thể giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm sức lao động của họ. Thêm vào đó, đây cũng là một cách tốt để kiểm tra cảm giác của riêng bạn đối với một xu hướng thời trang hiện hành. Nếu bạn không thể chờ đợi một vài tuần để chiếc áo hoàn thiện, thì có lẽ đó không hẳn là một thứ bạn nhất thiết phải có.

20. Hãy đặt câu hỏi #WhoMadeMyCluits? (Ai đã làm ra quần áo của tôi?)

Câu hỏi đơn giản này có thể là vũ khí mạnh mẽ trong cuộc chiến chống sự bóc lột. Các công nhân trong ngành công nghiệp thời trang hiện nay còn được gọi với một cái tên: nô lệ thời hiện đại. Vì thế, nếu các nhãn hiệu thời trang lớn muốn có đưuọc sự tin tưởng từ khách hàng, họ cần trả lời câu hỏi đó. Quần áo của chúng ta được làm ra ở đâu? Ở nhà máy nào? Công nhân của họ được trả bao nhiêu? Minh bạch trong tất cả các khâu là cách duy nhất để khách hàng an tâm rằng quần áo của họ không phải sản phẩm của sự bóc lột sức lao động.