Với không ít người sân bay là nơi đông đúc, phức tạp với nhiều khối bê tông, sắt thép khiến hành khách mệt mỏi thì Changi (Singapore) sẽ làm bạn thay đổi quan niệm đó. Sân bay Changi như một thành phố thu nhỏ với các nhà hàng, khách sạn và cửa hàng bán đầy đủ mọi thứ, tuy nhiên tất cả đều được vận hành với tiêu chí thân thiện môi trường.
Có thể nói sân bay Changi là công trình xanh tiêu biểu nhất trên thế giới hướng đến sự phát triển bền vững.
1. Những lối vào xanh mướt
Trước khi đặt chân vào các nhà ga tại sân bay Changi, bạn sẽ được tận hưởng những con đường rợp cây xanh được trồng ở hai bên lối đi. Không chỉ góp phần cải thiện mỹ quan, những hàng cây này còn giúp giảm lượng khí thải nhà kính và hạn chế ô nhiễm. Chưa dừng lại ở đó, bước vào bên trong sân bay bạn sẽ bị choáng ngợp bởi một khu vườn tràn ngập nhiều loại cây, một thác nước trong nhà khổng lồ. Màu xanh mát và không khí trong lành giúp bạn quên đi những mệt mỏi và giảm lượng carbon thải ra.
Lối vào sân bay Changi rợp bóng cây
Bên trong sân bay là "nhà" của hơn 500.000 cây xanh
Một góc tại nhà ga T3 của Changi
Một khu vườn xanh mát
2. Ánh sáng tự nhiên
Nếu đang đứng ở nhà ga số 3, hãy nhìn lên trần bạn sẽ thấy những thiết kế vô cùng đặc biệt, đó là hệ thống đèn thông minh có khả năng tự điều chỉnh lượng ánh sáng vào bên trong tòa nhà. Những ngày nắng đẹp, các cừa sổ trên trần sẽ tự động mở để hấp thu ánh sáng tối đa. Thế còn những ngày u ám, chúng được đóng lại bởi những tấm năng lượng đặc biệt mà ánh sáng có thể chiếu vào, vào từ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Thậm chí những chiếc cửa sổ tại đây đều được tráng một lớp men để giúp hạn chế việc gia tăng nhiệt độ bên trong tòa nhà, hành khách luôn có cảm giác mát mẻ đồng thời tăng việc hấp thụ Vitamin D mỗi ngày.
Cửa sổ trên trần đặc biệt tại nhà ga T3. Có tổng cộng 919 ô cửa sổ như vậy tại Changi
Khu hành lang với ánh sáng tự nhiên tại nhà ga T4
3. Vận chuyển hành lý bằng năng lượng sạch
Mỗi tuần sân bay Changi có 7.200 chuyến bay, nơi đây phải tiếp đón đến 62 triệu hành khách mỗi năm. Và bạn hoàn toàn có thể hình dung về số lượng hành lý vô cùng lớn mà Changi phải xử lý. Những chiếc xe vận chuyển hành lý tại đây đều được chạy bằng năng lượng sạch. Changi luôn nghiêm túc và trách nhiệm trong việc chuyển tải hành lý của hành khách.
80 xe chạy bằng năng lượng sạch với 26 trạm sạc nhanh tại sân bay Changi
4. Bê tông tái chế
Một trong những điểm đặc biệt hiếm có của sân bay này chính là những bãi đỗ máy bay. Mặt đất nơi những chiếc máy bay “nghỉ ngơi” được làm từ bê tông tái chế. Loại bê tông tái chế này có công thức pha trộn đặc biệt được sử dụng khắp Changi, từ bãi đỗ máy bay đến vỉa hè và thậm chí tại các cổng ra vào.
Mặt đường bằng bê tông tái chế có tuổi trong 20-25 năm
5. Biến nước thải thành nước sạch
Một điều kỳ diệu nữa về Changi là nơi này còn có thể tái chế những thực phẩm bỏ đi thành nước sạch. Một chiếc bể lớn có kích thước nửa tấn có thể tái chế 20 kg thực phẩm thành nước sạch mỗi giờ. Bắt đầu từ tháng 7.2015, sân bay Changi thông báo áp dụng phương pháp tái chế này. Những thực phẩm bỏ đi được cho vào chiếc bể, vi khuẩn sẽ “tiêu hóa” hết lượng thực phẩm thải ra và sản xuất ra nước ở cuối quá trình.
Hiện Changi có 11 chiếc bể tái chế thực phẩm thải ra thành nước sạch
Triển lãm Quốc tế Công nghệ Làm vườn và Cảnh quan Việt Nam 2019 (VietNam International Garden & Lanscape Exhibition) Thời gian: Các ngày 4/5/6/7 tháng 12 năm 2019 Đến thời điểm này, đây được xem là triển lãm chuyên ngành duy nhất tại Việt Nam giới thiệu những công nghệ làm vườn mới và tiên tiến cho năng suất, hiệu quả cao nhất và là nơi quy tụ các đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan, không gian xanh. Đặc biệt vào lúc 8g30 sáng ngày 5/12/2019, tại phòng hội thảo lầu 1 sẽ diễn ra buổi thảo luận chuyên đề: "Không gian xanh - Tương lai xanh" với sự tham gia chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan của châu Á và Việt Nam. Người nghe sẽ có thể hiểu hơn về những giải pháp cũng như hướng phát triển bền vững của lĩnh vực kiến trúc, cảnh quan Việt Nam trong tương lai. Link đăng ký tham gia hội thảo: https://docs.google.com/forms/ |