Mọi thứ đều rất hoàn hảo, thế nhưng cây cầu Puente Sol Naciente ở Honduras lại bỗng chốc được mệnh danh là “cây cầu vô dụng nhất thế giới” chỉ vì không có đường đến, cũng không có đường đi, nhưng lại nằm ở kế bên con sông mà nó cần bắc qua.
Từng là niềm tự hào
Khu vực sông Choluteca thuộc Honduras (một quốc gia khu vực Trung Mỹ) là nơi thường xuyên chịu tác động của thiên tai, vì vậy chính quyền tại đây đã quyết định xây nên những cây cầu có có sức kiên cố mạnh để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Đã có nhiều cây cầu được xây dựng nên, trong số đó là cầu Puente Sol Naciente hay còn được gọi là cầu Mặt trời mọc được xây dựng vào khoảng 1996 - 1998. Nó được ví như một kỳ quan về công nghệ, công trình hiện đại bậc nhất về cả thiết kế lẫn kỹ thuật, trở thành niềm tự hào của dòng sông Choluteca lúc bấy giờ.
Thay đổi vinh quang vì bão
Bất ngờ năm 1998, khi chỉ vừa mới được thông xe không lâu, cây cầu đã phải chịu đựng cơn bão Mitch cấp 5 quét qua Honduras. Đây là cơn bão lớn gây ra rất nhiều ca tử vong và thiệt hại về cơ sở hạ tầng ở Honduras, nhiều cây cầu khác đã bị phá hủy, nhưng cầu Puente Sol Naciente vẫn còn “sống sót” trong tình trạng gần như hoàn hảo.
Nhưng 1 điều không ai ngờ tới là nước sông Choluteca dâng cao đã gây ngập lụt toàn bộ khu vực và làm thay đổi cả dòng chảy của con sông, khiến bị chếch sang một hướng khác, thay vì dưới chân cầu thì nó lại dời sang kế bên cây cầu. Từ đó, cây cầu bị cô lập, không bắc qua được con sông cần bắc, cây cầu không đi đến đâu cả.
Bài học sau câu chuyện về cây cầu Puente Sol Naciente
Như vậy, chưa đi vào hoạt động được bao lâu, cây cầu hiện đại bậc nhất thời đó đã trở thành "cây cầu vô dụng nhất thế giới". Thậm chí, câu chuyện về cầu Puente Sol Naciente đã tạo nên một thành ngữ mới "Don't be the Choluteca Bridge. Be relevant with time" (nghĩa là: Đừng biến mình thành cây cầu Choluteca, hãy thích ứng với hoàn cảnh). Theo đó, khuyên chúng ta hãy biết thích ứng với mọi hoàn cảnh, nếu không thì mọi thứ cho dù hoành tráng đến mấy cũng chỉ là vô dụng.