"Blaming the Victims” – “đổ lỗi cho nạn nhân” dường như là thuật ngữ không mấy xa lạ đặc biệt đối với các vụ tấn công tình dục nữ giới. Trong tư tưởng những kẻ thực hiện hành vi đổ lỗi, nạn nhân của họ luôn sai và đáng bị như thế.
Theo thống kê được Huffington Post trích dẫn, mỗi năm cảnh sát Mỹ nhận được hơn 7.000 ca tấn công tình dục, tuy nhiên chỉ 1/10 nạn nhân dám đứng ra tố giác tội phạm. Kết quả phân tích chỉ ra, những nạn nhân cố gắng chấp nhận sự thiệt thòi hơn là đứng lên để tìm kiếm công bằng. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ sự ác ý của những lời bình phẩm xung quanh khiến nạn nhân co rút trong sợ hãi và ám ảnh tội lỗi xuất phát từ bản thân mình.
Ảnh minh họa
Vào năm 2012 dư luận thế giới rúng động vụ án nữ sinh viên y khoa 23 tuổi Ấn Độ bị cưỡng bức đến chết, thế nhưng khi trả lời phỏng vấn những kẻ thủ ác đã lên tiếng đổ lỗi cho nạn nhân “khiêu khích” họ và họ không đáng bị xử tử. Hành vi đổ lỗi cho nạn nhân đã được nhóm hung thủ dùng đến để bảo vệ bản thân trước những tội ác đã gây ra.
Một số kết quả nghiên cứu tâm lý kết luận, người có hành vi đổ lỗi cho nạn nhân thường là những người yếu đuối, nhu nhược và sợ hãi… chính tâm lý đổ lỗi này giúp họ cảm thấy bản thân được an toàn hơn.
“Lỗi tại cô ấy mặc váy khiêu khích”, “Tại cô ấy đi vào con đường vắng”, “Tại cô ấy ra ngoài đêm khuya”… Những câu đổ lỗi dù vô tình hay có chủ ý như thế này đã phần nào tạo nên gây áp lực lớn đối với nạn nhân, biến họ từ kẻ bị hại trở nên mặc cảm với tội lỗi mà người khách gây ra cho mình.
Đáng buồn hơn theo thống kê của chiến dịch Our Watch youth có đến 15% người được hỏi tin rằng nạn nhân nữ trong các vụ tấn công tình dục thường không đứng đắn và có hành vi khiêu khích hung thủ như mặc váy khoe thịt hoặc thường xuyên say xỉn.
Hành vi đổ lỗi nạn nhân dẫn đến hệ quả những nạn nhân sau khi trải qua cú sốc tấn công cảm thấy tủi hổ với bản thân và người xung quanh, ngoài sợ hãi họ còn mặc cảm và tự ti nên chấp nhận thu mình im lặng thay vì đứng lên chống trả cái ác.