Cách đây 10 năm, tôi có ghé Nhà Đày Buôn Ma Thuột. Khi ấy nơi này vẫn còn đang trong thời kỳ chỉnh trang cho khách tham quan, vẻ u uấn vẫn còn và tôi cũng chỉ được ghé qua vài chổ, chưa tường tận hết cái nơi gọi là địa ngục trần gian rộng gần 2 hecta này.
Rồi không biết bao nhiêu lần đến thành phố cao nguyên, tôi vẫn chưa ghé lại, dẫu Nhà Đày Buôn Ma Thuột rất dễ tìm, ở số 18 đường Tán Thuật. Nói cách khác là ngay con đường Nguyễn Công Trứ phồn hoa rẻ qua dăm bước chân là tới.
Trước Nhà Đày là hai hàng bán cà phê và ăn sáng rất đông khách. Tôi loay hoay tìm chổ mua vé tham quan thì một người khách chỉ cho tôi cánh cửa sắt nhà tù khép hờ, bảo cứ vào trong. Có lẽ từ bao nhiêu năm trước, cánh cửa cao vòi, bao quanh là tường cao 4m với dây thép gai giăng đầy, với các trạm lính gác cứ lom lom canh giữ tù nhân là một sự vắng lặng. Còn bây giờ khi bước chân vào lại là cảm giác của một một người đi tham quan. Và thật ngạc nhiên khi không ai chặn bước tôi đi vào nơi chốn đã từng là nơi giam giữ biết bao người.
Một dãy nhà giam
Một khoảng sân xi măng được bao bọc cẩn mật đeẻ cho tù ra tắm nắng
Con đường đúc bê tông đưa chân đi, những ngôi nhà sơn màu vàng nhạt nằm im trong nắng mai. Im lặng và im lặng. Nơi đay gần như vắng cả bóng các anh bảo vệ, còn tôi thì chân cứ bước đi theo con đường đế khu trại giam.
Cổng vào nhà Đày
Được biết, Nhà Đày Buôn Ma Thuột do người Pháp xây dựng trong những năm 1930 – 1931, cái tên Nhà Đày dịch ra từ Pénitencier de Ban Mê Thuột, mục đích chính là giam gữ tù chính trị, các chiến sĩ cách mạng. Ngay phía phải cổng vào Nhà Đày, có một phòng trưng bày những kỷ vật mà các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã trưởng thành từ nơi này như đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Phan Đăng Lưu,… đã ừng bị giam cầm. Năm 1980, Nhà Đày Buôn Ma Thuộc được công nhận là di tích lịch sữ cấp quốc gia, đã được trùng tu lại hai lần vào năm 1992 và 2006. Ngoài việc mở cửa cho khách tham quan tự do, nơi đây còn là nơi giáo dục cho lớp trẻ về bài học yêu nước.
Khu giam tù nhân đặc biệt
Nhà Đày có nhà tù xây dạng hình chữ nhật, cách nhau, có những ô cửa tò vò trên cao, dẫu đã trải qua 70 năm mà nơi này vẫn còn cái gì đó lành lạnh. Bởi theo lời kể lại thì vào khỏang thời gian năm 1930, Buôn Ma Thuột không đông đúc dân cư như thế này, Nhà Đày nằm lọt giữa cánh rừng, muôn thú vẫn tìm về kiếm ăn, đêm đêm vẫn nghe tiếng những con cọp gầm rú. Vào thời điểm đó, không khí ở đây rất lạnh lẽo, tù nhân ăn uống cực kỳ thiếu thốn, lại bị giam cầm trong điều kiện rất tệ, nên nhiều người chết trong tù. Tôi đi theo con đường đã bê tông hóa, cứ thế mà vào. Hiện nay, Nhà Đày đã trùng tu nhiều khu vực cho khách tham quan cảnh tù đày ngày xưa, và dẫu đã làm giảm đi ít nhiều sự hải hùng, và dẫu bao quanh là những cây bưởi đang ra hoa, các thảm hoa cúc mặt trời dịu dàng bung nở những bông hoa vàng li ti, gọi mời các chú bướm vô tư tìm về, trong không gian ấy vẫn còn cái gì đó rợn người. Dẫu chỉ nghe gió thổi và trời trong xanh, nhưng trong gió như có tiếng tù nhân đau đớn, có tiếng thầm thì trong xà lim.
Tù nhân được hớt tóc
Khu giam tù nhân đặc biệt
Bước chân cứ thế mà đi, chạm một dãy nhà ngang, cửa mở rộng. Bước vào cho thấy những tấm phản gỗ. Trên các phản gỗ ấy có hệ thông cùm, các tù nhân khi bị nhốt đều bị xích một chân vào cùm, như thể sợ họ sẽ tìm cách vượt ngục. Khu vực tội nhẹ thì không bị cùm, nhưng khu vực xà lim gần như tăm tối. Chúng tôi vào bên trong thì thấy chổ đi vệ sinh được ngăn bởi bức tường nhỏ, cho thấy điều kiện sông rất tồi e tệ.
Trong phòng giam
Lò rèn
Nhà bếp
Ra ngoài bắt gặp hai nơi cho tù nhân theo đạo Thiên Chúa làm lễ, nhà nguyện nhỏ, giờ đây bên trong chỉ nhìn thấy một khoảng xây xi măng trắng cao lên, chắc là nơi hành lễ, còn tù nhân thì đứng. đối diện với nhà nguyện là nhà bình an, bên dưới có dòng chữ: “Quốc thái dân an” là nơi cho tù nhân theo đạo Phật làm lễ.
Nhà Bình An dành cho người theo Phật giáo trong khuôn viên nhà Đày
Nhà nguyện dành cho tù theo Thiên Chúa giáo
Tận cuối cùng của Nhà Đày là khu vực nấu ăn cho tù nhân. Những bệ xi măng để kê các chảo, và tất nhiên tù nhân được phân công nấu ăn cũng như tự mình xây dựng lên nhà tù cho mình ở. Theo tiêu chuẩn thì mổi tù nhân được cấp 700g gạo/ngày, một số lại được điều động đi làm đường thì khẩu phần được thêm 100gr.
Cây trái được trồng bao quanh Nhà Đày
Khu xà lim riêng có 21 phòng giam. Nơi này tăm tối, hành lang chật hẹp và luôn có lính canh canh giữ. Không thể hình dung nỗi sự chịu đựng của con người khi phải đeo gông cùm trong căn phòng nhỏ hơn 2m2, bị cùm chân, và dưới tấm phản nằm để hai ống tre, một ống đựng nước, một ống để đại tiểu tiện. Tại đây có một khoảng sân rộng chừng 20m2 cho tù nhân trong xà lim ra tắm nắng, được rào cẩn mật, vậy mà khi tắm nắng phải đeo vào cổ chân một cái xích liền với cục sắt nặng mấy chục ký.
Chúng tôi đi qua những dãy nhà giam, đến nhà hớt tóc mà tù nhân tự hớt cho nhau, đến lò rèn là nơi tù nhân tự làm ra cùm xích để xích chân mình hay các tahnh sắt chốt cửa…và bước ra bầu trời xanh, các công nhân đang làm cỏ cho luống hoa.
Bài và ảnh: Khuê Việt Trường