Hãy cùng khám phá câu chuyện của cà phê Chồn Việt Nam dưới mắt nhìn của bạn bè quốc tế.
Sáng nào bạn cũng bắt đầu ngày mới với ly cà phê yêu thích? Nhưng bạn đã bao giờ nếm thử hương vị độc đáo của cà phê Chồn, thứ cà phê có xuất phát điểm khiêm tốn nhất trong các loại cà phê nhưng lại là một trong những thức uống xa xỉ được yêu thích nhất thế giới?
Mỗi năm toàn thế giới sản xuất ra hàng chục triệu tấn cà phê Chồn, nhưng không phải ai cũng biết loại cà phê này thực chất đã bắt đầu được sản xuất từ thế kỷ 18, khi người Hà Lan đưa cà phê tới thuộc địa là đảo Java và Sumatra của Indonesia.
Người ta phát hiện ra cà phê Chồn khi giống cầy hương châu Á, một loại chồn cư trú tại đây bắt đầu ăn các trái cà phê và thải ra hạt.
Các hạt này được gọi là Kopi Luwak, trong đó Kopi nghĩa là cà phê còn Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java, Indonesia, đồng thời là tên một loại chồn tại đây.
Những người đã trải nghiệm cà phê Chồn nhận xét rằng hương vị của nó có “mùi mốc” dễ chịu, đậm đà vị caramel và sô-cô-la, vừa ngọt ngào vừa có hậu vị đắng đặc trưng của cà phê.
Cà phê Chồn nổi tiếng về hương vị đậm đà thơm ngon đặc trưng, nhưng còn nổi tiếng hơn do nguồn gốc xuất sứ của nó.
Sau khi cho Chồn ăn hạt cà phê và chờ những hạt này đi qua hệ tiêu hóa của Chồn, nông dân thu lại những hạt cà phê đã “ướp hương” và lọc rửa kỹ càng bằng phương pháp đặc biệt.
Ngày nay, cà phê Chồn Đà Lạt đã phát triển đàn Chồn lên đến hơn 150 con thuộc giống Cầy hương châu Á, trên một trang trại cà phê hữu cơ.
Thạch, chủ trang trại chia sẻ, mỗi năm, mùa thu hoạch cà phê kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Trong mùa cà phê, lũ chồn sẽ ăn những trái cà phê 2 đến 3 lần một tuần.
Cà phê Chồn Đà Lạt cũng phục vụ du khách các tour thăm quan trong mùa cà phê này để được chứng kiến tận mắt lũ chồn làm việc của chúng trong công đoạn sản xuất loại cà phê trứ danh.
Để bù đắp cho thực tế là du khách sẽ phải leo đồi hàng tiếng để xem lũ Chồn ăn hạt và “sản xuất” cà phê theo cách của chúng, du khách sẽ được thưởng thức cà phê tươi sản xuất tại chỗ.
Một thực tế không dễ chịu
Cà phê Chồn ngày nay đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Thật không may, quá trình sản xuất tự nhiên vốn có của nó tốn quá nhiều công sức lao động.
Trước đây, nông dân sẽ phải lội qua hàng ki-lô-mét rừng già chỉ để tìm kiếm phân chồn hoang với chút cơ may sẽ có vài hạt cà phê trong đó.
Thực tế này đã đẩy giá cà phê lên tận trời. Trước đây bạn có thể bước vào một trong những quán cà phê nổi tiếng nhất giữa lòng thủ đô Luân Đôn và phải trả 50 Euro hay khoảng 1.400.000 đồng cho một ly cà phê Chồn.
Nhưng chính nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao đã dẫn tới sự gia tăng đáng báo động của nạn săn bắt cầy hương hoang dã trái phép trên khắp Đông Nam Á.
Nhiều chủ trang trại vẫn đảm bảo cầy hương của họ không có nguồn gốc hoang dã và có không gian rộng đảm bảo sự thoải mái cho cầy hương, cũng như đảm bảo được chế độ ăn đa dạng cho chúng.
Nhưng mặt khác, nạn mua bán cầy hương trái phép vẫn là một thực tế nhức nhối của ngành công nghiệp cà phê.
Lũ chồn hoang hay cầy hương sau khi bị bắt giữ, khả năng cao sẽ bị đưa về những nông trại tự phát và nhốt trong lồng sắt, sau đó cho ăn hạt cà phê đến không ngừng.
Chưa kể chế độ ăn nghèo nan gây ra những vấn đề sức khỏe và tinh thần, lồng sắt chắc chắn không phải môi trường thuận tự nhiên cho lũ chồn, chúng sẽ buồn khổ và đôi khi gặm nhấm tứ chi đến chết.
Quanh Đà Lạt cũng có các nông trại theo phương pháp chăn thả đàn chồn tự do, nhưng phương pháp nuôi này đặt khá nhiều áp lực lên giá cà phê, buộc các chủ trang trại phải tăng giá thành đầu ra.
Giá cà phê Chồn từ các chủ trang trại chăn thả tự do thường vào khoảng 72.5 triệu đồng/kg.
Phương pháp sản xuất phi đạo đức và không phi-đạo-đức
Sự kết hợp của hành vi ngược đãi động vật và một mức giá trên trời chắc chắn không phải là những yếu tố chính làm nên thức uống hấp dẫn nhất thế giới.
Tony Wild là người đầu tiên đưa cà phê Chồn tới phương Tây vào năm 1991. Loại cà phê này bắt đầu nổi tiếng sau khi xuất hiện trên show truyền hình của Oprah Winfrey.
Nhưng sau khi nhận ra sự vô đạo đức của quá trình sản xuất cà phê Chồn, cũng chính Wild là người đã khởi xướng một chiến dịch kêu gọi tẩy chay cà phê Chồn.
Đừng quá lo lắng, nếu bạn đã uống một ly cà phê Chồn ở một trong những quán cà phê tại Hà Nội hay Sài Gòn, hay mua một túi cà phê Chồn làm quà, vì khả năng cao là bạn cũng không góp sức mình vào những hành vi sai trái sau ly cà phê ấy đâu.
Thực tế là bạn có thể mua một ly cà phê Chồn ở Hà Nội hay Sài Gòn chỉ với giá 55.000 đồng.
Lý do duy nhất cho mức giá dễ chịu đến không ngờ này có lẽ là vì hạt cà phê pha ra ly cà phê của bạn chưa từng đến gần con Chồn nào cả.
Điều đó không có nghĩa là bạn không thể tiếp cận gần nhất có thể với hàng thật.
Lý do là vì, hệ tiêu hóa của cầy hương thật ra chỉ là một trong những công đoạn để phần nào lên men các hạt cà phê. Về cơ bản, các hạt này sẽ được ngâm trong nước trái cây có enzim và acid vài giờ, và voila! Bạn đã có cà phê Chồn.
Phương pháp lên men này kích thích các vi khuẩn trong đường ruột của chồn và sản xuất ra một thức uống có mùi vị gần như không thể phân biệt với phiên bản gốc.
Thực tế là nó khó phân biệt đến mức các nhà khoa học từ Đại học Osaka đã phát triển một phương pháp đặc biệt dành riêng cho mục đích này.
Kết quả là phương pháp sản xuất “đạo đức hơn” này cho ra cà phê Chồn ở một mức giá thấp hơn nhiều.
Pha một ly cà phê Chồn tại nhà
Cà phê Chồn không phải là thức uống xa lạ, các quán cà phê Phố Cổ Hà Nội đã pha cà phê Chồn ít nhất hơn 40 năm nay.
Nhưng ngoài sự lựa chọn đó, bạn cũng có thể tự pha cho mình một ly cà phê tại nhà.
Đương nhiên là nếu bạn không thích công việc của lũ Chồn trong quá trình sản xuất ra ly cà phê Chồn của bạn, và vì cả đạo đức với lũ chồn cũng như tránh tổn thương cho ví tiền, thì mua cà phê Chồn sản xuất theo phương pháp thứ 2 với mức giá dễ chịu hơn nhiều lần sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Pha cà phê Chồn, cũng như các loại cà phê khác, bạn chỉ cần một chiếc phin, nhưng nên dội nước sôi lên cả phin và nắp để làm nóng nó trước.
Sau đó, cho 3 thì cà phê Chồn vào phin, nhấn vừa chặt đĩa phin để nước sôi chảy qua cà phê mang tinh túy của nó vào những giọt cà phê không quá nhẹ nhưng cũng không quá đắng của bạn.
Nhiệt độ tốt nhất cho một ly cà phê Chồn là nước sôi từ 92 đến 95 độ C. Bạn nên ủ cà phê trước với 10-20ml nước sôi, nghĩa là đổ lượng nước này vào cà phê và chờ khoảng 40 giây cho nó thấm hết.
Tiếp theo, đổ thêm 80-100ml nước sôi vào, nước sẽ dâng cao đến gần miệng phin. Nếu cảm thấy các giọt cà phê chảy quá nhanh, hãy điều chỉnh lại đĩa phin.
Sau 5 phút là bạn đã có ly cà phê tuyệt hảo tại nhà để cảm nhận rõ hơn câu chuyện của cà phê Chồn rồi đó.