Bình an nội tại không phải vật hữu hình mà bạn có thể lấy ra dùng khi muốn. Bạn không thức dậy đầy rối ren và thiếu kết nối hôm nay rồi có thể ngay lập tức cảm thấy bình an và hài lòng ngay ngày hôm sau.
Suy nghĩ kiểu thế giới hiện đại thường khiến ta nghĩ rằng bình an nội tại cũng giống như một loại sóng radio mà ta có thể dò trúng ngay khi muốn.
Với những người không thực sự tin vào tâm linh như tôi, tên gọi đầy triết lý của khái niệm này khiến tôi cảm thấy như một giấc mơ xa vời, cảm giác như chỉ có thể tiếp cận bởi những ai đã ngồi thiền hàng năm trời.
Nhưng trên thực tế, bình an nội tại đúng hơn là một quá trình.
Phần lớn quá trình đó, để đạt được bình an nội tại, bạn cần làm sáng tỏ những ý nghĩ và hành động xấu đang ngăn bạn cảm thấy tĩnh lặng và yên bình.
Mọi người thường vô tình để cho những hành vi phá hủy bản thân ngăn mình khỏi đạt được bình an nội tại.
Những hành động tai hại này phá hoại sức mạnh tinh thần của chúng ta và đặt sự tập trung vào sai chỗ, tạo nên cảm giác mất cân bằng và lo âu.
Tin tốt là đạt được bình an nội tại không phải là một quá trình tốn nhiều công sức lao động.
Bạn cần điều chỉnh một chút những hành động thường ngày của mình nhằm cải thiện không chỉ trạng thái tinh thần mà còn chất lượng cuộc sống nói chung.
Chúng ta không xa lạ gì với việc nhận trách nhiệm. Bước lên trước và nhận trách nhiệm cho lỗi lầm là đúng, nhưng bạn cần cẩn thận nếu không hành động đó trở thành “tự mãn” hay nhận trách nhiệm một cách thiếu lành mạnh.
Hãy lấy lại cân bằng bằng cách nhận thức những hậu quả do hành động của mình, và nhớ rằng đôi khi có những việc thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Một trạng thái tâm lý thông thường khác là tâm lý nạn nhân. Nếu bạn thường xuyên thấy hành động và cuộc đời của mình bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh, bạn sẽ không bao giờ học được cách chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình.
Tâm lý nạn nhân giam cầm bạn trong chính tâm trí mình, thuyết phục bạn rằng bạn đang chống lại cả thế giới. Tâm lý này khiến bạn luôn lúng túng, ngăn bạn trải nghiệm cuộc sống cởi mở hơn.
Bạn có thể dành cả cuộc đời cố gắng làm hài lòng bất cứ ai bạn biết và ngay cả khi đó, không phải tất cả mọi người sẽ đồng ý với bạn.
Tìm kiếm sự ngưỡng mộ và chấp nhận từ người khác sẽ ngăn bạn hành động theo ý muốn của chính bản thân mình.
Khi bạn liên tục lo lắng thái quá, tự hỏi sếp của mình, cha mẹ, bạn bè hay đồng nghiêp sẽ phản ứng ra sao trước những gì bạn làm, bạn sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn chấp nhận bản thân mình và tìm thấy bình yên trong những quyết định của mình.
Giữ trong lòng những mối ác cảm là một dạng tự tách biệt bản thân. Khi chúng ta tức giận ai đó, ta thuyết phục bản thân rằng mình đang trừng phạt họ.
Thật ra, những gì bạn đang làm là đang lãng phí năng lượng tinh thần của chính mình vào người mình không hề quan tâm.
Oán giận tích tụ ngăn bạn đạt được bình an nội tại, vì bạn còn bị mắc kẹt trong một trạng thái khác. Không có khả năng tiến về phía trước là bạn đang tự tước đi của mình những trải nghiệm và cơ hội mới.
Hoàn hảo là một dạng thức khác của “quá mức” và đó chắc chắn thứ bạn cần hiểu rõ. Những người luôn cố gắng đạt được sự toàn mỹ huấn luyện tâm trí mình không thỏa hiệp với bất cứ thứ gì khác.
Kết quả là, họ dễ bị thuyết phục phải làm những việc cho họ sự tự mãn.
Bình an nội tại, mặt khác, là cảm thấy thoải mái với những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Cảm thấy thoải mái với chính con người mình, và kiên nhẫn trong quá trình cải thiện bản thân thành người bạn muốn trở thành.
Ai cũng có thể đạt được bình an nội tại, nhưng bằng cách nào?
Cách tốt nhất là nghĩ về bình an nội tại như một dạng cơ.
Như bất kỳ nhóm cơ nào trên cơ thể, bạn không tự dưng có được một bắp cơ mạnh mẽ và rắn chắc.
Nếu bạn muốn có nó, chỉ có cách tập luyện liên tục để xây dựng cơ.
Lối suy nghĩ này sẽ khiến bạn cảm thấy bình an nội tại có thể tiếp cận được.
Bất cứ ai trên trái đất này đều có một nhóm cơ đặc biệt.
Bạn không cần phải tin vào tâm linh hay thứ gì tương tự mới có thể đạt được những lợi ích của việc có được bình an nội tại.
Dù không theo một tôn giáo nào, tôi thấy những bài giảng của Phật thật dễ chịu. Không chỉ vì chúng khẳng định lại những gì tôi biết về tâm linh hay sự khai sáng, mà bởi vì giáo lý của nó có thể vận hành vào cuộc sống thực tế hàng ngày.
Trong khi tôi đang cố gắng thay đổi suy nghĩ và thay đổi cuộc đời, tôi đã gặp được rất nhiều nguồn thông tin cố gắng phức tạp hóa hay đơn giản hóa khái niệm này.
Khi tôi đào sâu vào những nguồn này và bỏ qua những thuật ngữ phức tạp, tôi nhận ra bình an nội tại đơn giản là những hoạt động hàng ngày, đơn giản đến mức những khái niệm này có cảm giác thân thuộc, thậm chí là hiển nhiên.
Làm sao để làm được:
Chánh niệm cũng là một khái niệm Phật giáo khác nghe có vẻ bí ẩn và triết học.
Thực ra, Chánh niệm chỉ là học cách điều khiển sự chú ý của bạn vào một sự vật sự việc, hoạt động hay ý nghĩ duy nhất.
Học cách đạt đến chánh niệm có thể giữ bạn khỏi bị phân tâm, dù đó là những suy nghĩ tiêu cực choán hết tâm trí hay những kích thích từ bên ngoài.
Làm thế nào?
Quản lý chính những suy nghĩ của bạn sẽ cho bạn khả năng tự chủ trước những “tiếng ồn” trong chính tâm trí bạn.
Những suy nghĩ tiêu cực là một phần không tránh khỏi của ý thức. Hiểu rõ cách nhận biết những cảm xúc khó khăn mà không nổ tung chính là khái niệm bình an nội tại.
Mặc dù bình an nội tại biểu hiện từ bên trong, tạo ra môi trường cho phép nó phát triển là rất quan trọng.
Những mối quan hệ lành mạnh giới hạn “tiếng ồn” bạn phải trải qua ở mức độ hàng ngày, khiến cho việc tập trung vào bản thân dễ dàng hơn, đặc biệt là khi bạn bắt đầu từ con số 0.
Sau đây là cách phát triển các mối quan hệ lành mạnh:
Mỗi người có một cách thiền khác nhau. Bạn không cần ngồi khoanh chân và “umm” trong vòng 15 phút nếu bạn không thích cách đó.
Thiền chỉ là một quá trình tập trung và tiến tới trạng thái thiền. Hãy thử xem cách nào phù hợp với bạn và biến nó thành thói quen hàng ngày.
Phụ thuộc và cam kết là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khi chúng ta phụ thuộc vào sự chú ý, danh tiếng hay lý tưởng nhất định về chính mình, chúng ta có xu hướng chối bỏ mọi thứ khác để mù quáng theo đuổi mục tiêu duy nhất đó.
Buông bỏ dạy ta không lặn ngụp quá sâu vào quá khứ hay tương lai để có không gian thực sự trải nghiệm hiện tại.
Giữ gìn bình an nội tại
Với quá nhiều sự phân tâm và ngắt quãng luôn rình rập để xâm nhập vào cuộc sống của bạn, bình an nội tại giống như một bong bóng tự lực đáng tin cậy mà bạn có thể dùng để chống lại những đòi hỏi quá đáng của thế giới hienejd dại.
Nhưng chạm đến cái đỉnh đó chỉ là nửa đầu tiên của quá trình.
Như lý thuyết về cơ ở trên, bình an nội tại là thứ bạn cần liên tục xây dựng. Như những nhóm cơ, nó sẽ xẹp xuống nếu bạn không cố gắng duy trì nó mỗi ngày.
3 quy tắc cơ bản để bảo vệ bình an nội tại trong bạn: